Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có hay không tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh?

Ngày 10/08/2023
Kích thước chữ

Thuốc đặt hậu môn sau sinh thường dùng để giảm đau và hỗ trợ sản phụ đi lại dễ dàng hơn. Vậy tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh có tồn tại không?

Sau sinh, đặc biệt là sau sinh mổ là thời điểm sản phụ rất nhạy cảm bởi tinh thần lo lắng cũng như cơ thể đau nhức. Lúc này, việc sử dụng thuốc đặt hậu môn giảm đau sau sinh là lựa chọn của nhiều người giúp hỗ trợ vận động và sinh hoạt thuận tiện hơn. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều nỗi lo lắng xoay quanh các tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh.

Sau sinh nên làm gì để giảm đau nhanh?

Trước khi khám phá những tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh có thể gặp phải bạn cũng nên cân nhắc đến những phương pháp giúp giảm đau khác, hỗ trợ quá trình vận động, đi lại sau sinh dễ dàng hơn.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, ngoài thuốc đặt hậu môn giảm đau sản phụ nên thực hiện những gợi ý dưới đây để giảm cảm giác đau rát cho cả thai phụ sinh mổ và thai phụ sinh thường.

Nghỉ ngơi vừa đủ và hợp lý: Sau sinh sản phụ cần tập trung nghỉ ngơi nhiều hơn để sức khỏe phục hồi hiệu quả và tránh cảm giác đau sau sinh. Theo khuyến cáo y khoa, trong 24 giờ đầu sau sinh mẹ bỉm chỉ nên nằm nghỉ, không vận động mạnh và tránh đi lại quá sớm khiến vết thương sau sinh bị ảnh hưởng. 

Có hay không tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh? 1
Phụ nữ sau sinh nên nghỉ ngơi nhiều giúp giảm đau, tăng cường tinh thần

Xì hơi xong mới nên ăn: Đối với mẹ bầu sinh mổ, thông thường cần vận động để đẩy khí trong khoang bụng ra ngoài giúp giảm cảm giác chướng bụng, tức bụng sau sinh mổ. Sản phụ chỉ nên ăn uống sau khi đã xì hơi thành công, nếu không sẽ dễ bị đầy hơi, đầy bụng khó tiêu,...

Vận động sớm sau sinh: Một trong những bí quyết giúp bạn giảm đau sau sinh mà chưa cần dùng đến thuốc đặt hậu môn giảm đau là vận động sớm. Sau 24 giờ đầu nằm nghỉ bạn nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng tại giường để tăng lưu thông máu, giảm đau mà không lo đến tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh.

Dùng thuốc giảm đau: Đối với những trường hợp sản phụ quá đau và không thể ngồi dậy hay đi lại được, bác sĩ thường kê đơn thuốc giảm đau có thành phần lành tính, điển hình như thuốc đặt hậu môn sau sinh để hỗ trợ làm dịu cơn đau mà vẫn an toàn cho mẹ và bé.

Khi nào cần dùng thuốc đặt hậu môn sau sinh?

Sau sinh sản phụ được khuyến khích hạn chế tối đa sử dụng thuốc để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả bé sơ sinh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người không khỏi lo lắng tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh đấy.

Trong hầu hết các ca sinh thường và sinh mổ, bác sĩ không kê đơn thuốc giảm đau quá nhiều cho sản phụ nếu tình trạng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp cấp thiết như sản phụ quá đau, cơ địa nhạy cảm, chịu đau kém,... có thể được cân nhắc kê đơn thuốc đặt hậu môn sau sinh.

Thuốc đặt hậu môn sau sinh khi được đưa vào cơ thể sẽ tan ra, hoạt chất thẩm thấu qua thành mạch và di chuyển vào máu, theo máu đi khắp cơ thể để giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên chuyên gia cũng khuyên mẹ bỉm không nên dùng thuốc đặt hậu môn giảm đau nếu có thể vận động, đi lại được sau sinh. 

Có hay không tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh? 2
Thuốc đặt hậu môn sau sinh thường dùng để giảm đau

Cách dùng thuốc đặt hậu môn sau sinh

Hầu hết các loại thuốc đặt hậu môn, trong đó có thuốc đặt hậu môn sau sinh đều có cách sử dụng tương đối giống nhau. Bạn có thể làm theo chỉ dẫn trên bao bì viên thuốc hoặc thực hiện dựa trên hướng dẫn sau:

  • Làm sạch tay cẩn thận với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay diệt khuẩn.
  • Đeo găng tay dùng 1 lần sẽ đảm bảo vệ sinh hơn trong quá trình thực hiện, giảm nguy cơ viêm trực tràng hậu môn.
  • Xé mở bao bì viên thuốc đặt hậu môn. Khi này nếu bạn thấy viên thuốc bị mềm, hãy để thuốc trong tủ lạnh 10 - 15 phút trước khi dùng để làm cứng thuốc.
  • Nên bôi trơn đầu viên thuốc giúp dễ dàng thao tác hơn, hạn chế đau rát hậu môn. Sản phụ có thể dùng gel bôi trơn tan trong nước để bôi trơn nhưng tuyệt đối không dùng các loại thuốc mỡ như vaseline. Nếu không có chất bôi trơn bạn hãy làm ướt hậu môn trước khi đặt thuốc.
  • Nằm nghiêng sang 1 bên, co 2 chân lên gần bụng và bắt đầu đặt thuốc hậu môn.
  • Đảm bảo đặt thuốc sâu ít nhất 2.5cm trong hậu môn vì đặt thuốc nông quá sẽ khiến các cơ ở hậu môn đẩy thuốc ra ngoài, làm mất hoặc giảm tác dụng của thuốc.
  • Nên giữ nguyên tư thế nằm nghiêng và giữ chặt 2 mông trong 5 phút để thuốc có tác dụng. Thời gian này có thể thay đổi trong khoảng 15 - 60 phút tùy vào loại thuốc đặt hậu môn sau sinh.
  • Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh bạn nên rửa lại hậu môn sau thời gian chờ thuốc ngấm, tháo bỏ găng tay và vệ sinh tay sạch sẽ.

Tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh có thật không?

Hầu hết các loại thuốc dùng cho phụ nữ sau sinh, đặt biệt là thuốc đặt hậu môn đều được sản xuất dưới dây chuyền tiêu chuẩn, thuốc điều chế từ thành phần lành tính, an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh không phải là không có.

Theo ghi nhận từ bác sĩ, một số tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh có thể gặp phải gồm nhiều biểu hiện như:

  • Dị ứng da và nổi mẩn trên cơ thể. Tình trạng này tưởng chừng vô hại nhưng nếu lơ là, chủ quan thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của sản phụ. Vì vậy nếu nhận thấy phản ứng bất thường trên da như nổi mẩn, sưng tấy hoặc dị ứng bất thường cần báo ngay với bác sĩ.
  • Những tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh khác có nguy cơ thấp hơn như đau dạ dày, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, nước tiểu sẫm màu hoặc đổi màu lạ, phân màu đất sét, vàng da, vàng mắt,...
Có hay không tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh? 3
Đau dạ dày, đau bụng,... là những tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh có thể gặp phải

Tỷ lệ người sử dụng thuốc đặt hậu môn sau sinh bị tác dụng phụ khá thấp nên sản phụ khi được kê đơn thuốc đặt hậu môn không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy trình bày với bác sĩ về những loại thuốc, hoạt chất dị ứng, thuốc đang sử dụng hoặc tiền sử bệnh lý của bản thân.

Tóm lại, tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn sau sinh có thể gây nguy hiểm hoặc không nên nếu cảm thấy cơ thể có triệu chứng lạ sau khi dùng thuốc, bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc y tá để được hỗ trợ thăm khám và xử lý kịp lúc, tránh biến chứng không mong muốn. 

Xem thêm: Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc đặt hậu môn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin