Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào?

Ngày 26/01/2024
Kích thước chữ

Dầu cá mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tốt cho thị lực, tim mạch, huyết áp, làn da,… Tuy nhiên, có một công dụng mà nhiều người chưa biết là dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm.

Bệnh chàm là một dạng viêm da dị ứng khá phổ biến. Bệnh chàm có thể được cải thiện bằng kem bôi, thuốc uống thậm chí thuốc tiêm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc thay đổi thói quen sống và chế độ ăn uống cũng góp phần đáng kể trong kiểm soát bệnh chàm. Dầu cá với tính kháng viêm mạnh mẽ luôn là lựa chọn bổ sung lý tưởng trong chế độ ăn của người bị bệnh chàm. Cùng tìm hiểu dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào nhé!

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một tình trạng viêm da dị ứng khá phổ biến đi kèm với các triệu chứng da khô, ngứa đỏ thậm chí ngứa dữ dội kích thích phản ứng gãi và gây tổn thương da. Bệnh chàm thường là mãn tính và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các tổn thương ngoài da sẽ được cải thiện theo thời gian và có thể chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nhưng bệnh chàm còn có thể dẫn đến rối loạn tâm trạng, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề tâm lý khác cho người bệnh.

Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào 1
Bệnh chàm đã và đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm, trong đó có nguyên nhân di truyền, môi trường ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt nên không khí thiếu ẩm và nhiệt độ thấp, rối loạn hệ thống miễn dịch, hàng rào bảo vệ da gặp bất thường,…

Chàm bôi gì thì khỏi? Điều trị bệnh chàm cần dùng dưỡng ẩm, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm, thuốc mỡ có corticosteroid, thuốc kháng sinh,... tùy tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Vậy dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào?

Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào?

Bệnh chàm không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị bệnh chàm nhắm đến mục tiêu làm dịu và kiểm soát triệu chứng của bệnh. Việc ngừa viêm rất quan trọng đối với bệnh nhân mắc căn bệnh này. Viêm là một phản ứng miễn dịch hoàn toàn bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại. Nhưng khi phản ứng viêm bị rối loạn, bệnh chàm sẽ xuất hiện. Cả viêm da và viêm hệ thống thần kinh đều có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh chàm.

Thật may là dầu cá với hàm lượng acid béo omega-3 dồi dào có khả năng chống viêm mạnh mẽ. Omega-3 trong dầu cá bao gồm 2 loại EPA (eicosapentaenoic acid) và DHA (docosahexaenoic acid) đều có khả năng chống viêm cao theo nhiều cách. Cách tác động phổ biến mà hiệu quả cả 2 loại acid béo này là ức chế quá trình sản xuất các protein gây viêm trong cơ thể, từ đó, phản ứng viêm được kiểm soát. Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào đến đây bạn đã biết rồi chứ?

Dầu cá giúp phòng ngừa, điều trị bệnh chàm ở đối tượng nào?

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bổ sung dầu cá cho bệnh nhân mắc bệnh chàm mang đến những hiệu quả đầy hứa hẹn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dầu cá giúp bệnh nhân giảm đáng kể triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống. Do đó, dầu cá nên là thực phẩm cần bổ sung hàng ngày đối với những người bị chàm.

Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào 2
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy việc bổ sung omega-3 cùng vitamin E, vitamin tổng hợp cho bệnh nhân bị chàm mức độ từ vừa đến nặng cũng giúp giảm sự nghiêm trọng của bệnh xuống khoảng 50%. Hiệu quả này được ghi nhận ở khoảng 80% người bệnh tham gia nghiên cứu.

Các bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai bổ sung dầu cá đủ lượng, đúng cách và kéo dài đến 3 - 4 tháng nuôi con bằng sữa mẹ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Tỷ lệ trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh chàm ở những năm đầu đời trong nhóm thực hiện nghiên cứu này thấp hơn nhóm trẻ có mẹ không bổ sung dầu cá khoảng 16%.

Sử dụng dầu cá để phòng ngừa và điều trị bệnh chàm thế nào?

Dầu cá an toàn với hầu hết mọi người và nó cũng là chất bổ sung phổ biến. Nếu dùng tối đa 4 - 5 gam dầu cá mỗi ngày, hầu hết chúng ta sẽ không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, một số ít người có thể gặp triệu chứng tiêu chảy, khó tiêu. Nên uống bao nhiêu viên dầu cá mỗi ngày là đủ? 

Theo Tổ chức y tế thế giới, lượng dầu cá tối thiểu mà chúng ta nên nạp vào cơ thể hàng ngày là 250mg. Mỗi loại dầu cá khác nhau sẽ chứa hàm lượng omega-3 khác nhau. Nên thay vì tìm hiểu xem nên uống bao nhiêu viên, bạn nên tìm hiểu hàm lượng cũng như hướng dẫn sử dụng của từng sản phẩm. Uống dầu cá bao nhiêu thì ngưng bạn cũng có thể đọc trong hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào bạn đã biết. Nhưng nếu sử dụng dầu cá trong thời gian dài và dùng liều cao có thể xuất hiện tình trạng tương tác với các thuốc làm loãng máu. Ngoài ra, uống dầu cá quá nhiều cũng được cho là có nguy cơ làm tăng đường huyết, mất ngủ, tiêu chảy. Vì vậy, trước khi bổ sung dầu cá, để biết bổ sung thế nào cho đủ lượng, đúng cách, người bị bệnh chàm nên tham khảo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.

Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm như thế nào 3
Thực tế đã cho thấy nhiều người bệnh chàm giảm triệu chứng bệnh từ khi dùng dầu cá

Uống dầu cá đúng cách không chỉ là uống đủ liều lượng. Bạn cũng nên chọn thời điểm uống để dầu cá phát huy tối đa tác dụng. Dầu cá có thể uống vào bất cứ thời điểm nào nhưng tốt nhất là sau bữa sáng và trước 14 giờ chiều. Ngoài uống dầu cá, bạn cũng nên tăng cường ăn thực phẩm giàu omega-3 hàng ngày như: Trứng, các loại cá béo, hàu, cải xoăn, súp lơ, bắp cải, đậu Hà Lan,…

Bệnh chàm tuy không phải bệnh lý nguy hiểm những ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong khi các phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân là dùng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì uống dầu cá như một cách điều trị bổ sung hữu hiệu. Dầu cá có lợi ích cho bệnh chàm và còn tốt cho làn da, mái tóc, sức khỏe tim mạch,… Vì vậy, chẳng có lý do gì những người mắc bệnh chàm không bổ sung dầu cá mỗi ngày đúng không nào?

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin