Giải đáp thắc mắc: Người tiểu đường có ăn được cùi dừa không?
Ngày 14/05/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài nước dừa thì cùi dừa là một loại thực phẩm mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thắc mắc đối với những người mắc các bệnh lý thì việc ăn cùi dừa có được không. Cùng tìm hiểu xem người tiểu đường có ăn được cùi dừa không nhé.
Cùi dừa hay còn được gọi là cơm dừa, là thực phẩm phổ biến tại các tỉnh miền Tây. Cùi dừa là phần thịt trắng phía trong quả dừa, có vị béo, bùi, giòn và ngọt. Cùi dừa có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món như: Kẹo, mứt dừa, kem dừa,... Cùi dừa mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, người tiểu đường có ăn được cùi dừa không?
Hàm lượng dinh dưỡng trong cùi dừa
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, cùi dừa chứa lượng protein và carbohydrate vừa phải nhưng lại chứa nhiều chất béo và calo. Cùi dừa còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là mangan và đồng.
Trong một lượng khoảng 80g cùi dừa tươi có chứa:
Lượng calo: 283;
Carbohydrate: 10g;
Protein: 3g;
Chất béo: 27g;
Chất xơ: 7g;
Mangan: Khoảng 60% giá trị dinh dưỡng hàng ngày;
Selen: 15% giá trị dinh dưỡng hàng ngày;
Đồng: 44% giá trị dinh dưỡng hàng ngày;
Lượng đường: 5g.
Ngoài ra, cùi dừa còn chứa các khoáng chất như: Kali, sắt, kẽm, phốt pho,... Cùng với nhiều loại vitamin bao gồm vitamin E, vitamin C, vitamin B1, B2,...
Lợi ích sức khỏe từ cùi dừa
Với hàm lượng dinh dưỡng nêu trên, cùi dừa mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
Bảo vệ tim mạch khỏe mạnh
Cùi dừa có chứa lượng dầu dừa dồi dào có tác dụng giảm lượng cholesterol có hại cho cơ thể (LDL) và làm tăng lượng cholesterol có lợi (HDL). Từ đó giúp bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người sử dụng dầu dừa nguyên chất có lượng cholesterol có lợi tăng đáng kể hơn so với người sử dụng dầu ô liu hoặc bơ nhạt hàng ngày trong cùng một khoảng thời gian và cùng một mức định lượng.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Cùi dừa chứa nhiều chất béo có công dụng giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin có trong các loại thực phẩm khác như vitamin E, K, D, A. Bên cạnh đó, chất béo triglyceride chuỗi trung bình có trong cùi dừa giúp lượng vi khuẩn có lợi ở đường ruột tăng lên, từ đó giúp chống tình trạng viêm nhiễm đường ruột và ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa.
Mặt khác, cùi dừa chứa nhiều chất xơ giúp làm sạch hệ bài tiết, bảo vệ hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh.
Hỗ trợ làm đẹp da, giảm cân
Ngoài việc hỗ trợ sức khỏe bên trong cơ thể, cùi dừa còn có công dụng làm đẹp da. Chỉ cần bước đơn giản là rửa sạch cùi dừa tươi và đắp trực tiếp lên bề mặt da, lượng dầu dừa trong cùi dừa sẽ thẩm thấu vào da, giúp da bạn căng mịn.
Mặt khác, ăn cùi dừa còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Chất béo triglyceride chuỗi trung bình trong cùi dừa giúp bạn có cảm giác no lâu hơn và hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó giúp bạn tránh được tình trạng ăn quá nhiều nạp thêm calo. Ngoài ra, lượng chất béo này còn hỗ trợ đốt cháy calo và lượng mỡ, từ đó giúp bạn giảm cân.
Cải thiện khả năng miễn dịch và bảo vệ não bộ
Mangan và các chất chống oxy hóa trong cùi dừa giúp giảm viêm nhiễm và tăng cường hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể của bạn. Bên cạnh đó, chất béo triglyceride chuỗi trung bình còn có tác dụng kháng nấm, ức chế khối u và có các đặc tính chống virus giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, chất béo triglyceride chuỗi trung bình này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm chức năng não và suy giảm trí nhớ.
Người tiểu đường có ăn được cùi dừa không?
Cùi dừa là thực phẩm chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao nhưng lượng chất béo này được chứng minh có công dụng giúp tăng nồng độ cholesterol tốt HDL. Có thể thấy, cùi dừa có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh lý như người tiểu đường có ăn được cùi dừa không thì đáp án là không nên.
Bởi hàm lượng chất béo chủ yếu từ cùi dừa là loại chất béo bão hòa, chiếm tới 89%. Chính vì vậy, nếu người tiểu đường ăn cùi dừa sẽ khiến lượng đường huyết trong máu mất ổn định, tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Ăn cùi dừa hàng ngày sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh chuyển hóa khác. Ngoài ra, lượng chất xơ và chất béo trong cùi dừa sẽ khiến bạn gặp tình trạng chướng bụng đầy hơi, khó tiêu gây nên cảm giác khó chịu khi ăn quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu người bệnh tiểu đường muốn ăn thì chỉ nên sử dụng một lượng ít cùi dừa, hoặc để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cùi dừa.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về thắc mắc người tiểu đường có ăn được cùi dừa không. Hy vọng thông qua bài viết, các bạn sẽ hiểu hơn về hàm lượng dinh dưỡng, lợi ích của cùi dừa đối với sức khỏe cũng như trả lời được câu hỏi người tiểu đường có ăn được cùi dừa không. Từ đó giúp người bệnh xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.