Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, vi khuẩn ăn thịt người nhận được nhiều sự chú ý từ người dân cũng như chuyên gia y tế. Nhiều người lo lắng không biết bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bệnh lý nhiễm trùng này nhé!
Giới báo chí, truyền thông thường đưa tin về chủng vi khuẩn ăn thịt người. Thực chất, cụm từ này để chỉ bệnh viêm cân mạc hoại tử gây ra bởi một số nhóm vi khuẩn như liên cầu nhóm A Beta tan huyết, Vibrio Vulnificus… Vậy nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không? Tuy đây không phải là bệnh lý ăn thịt người thật sự nhưng viêm cân mạc hoại tử là bệnh cấp tính, dễ lan rộng, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị sớm.
Trước khi đến với câu hỏi rằng “Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không?”, hãy cùng điểm qua một số thông tin quan trọng về bệnh lý này.
Bệnh viêm cân mạc hoại tử, thường được giới truyền thông mô tả với cụm từ "vi khuẩn ăn thịt người". Đây là một căn bệnh khởi phát đột ngột, lây truyền nhanh chóng, có thể gây tử vong nếu người bệnh không được xử trí kịp thời.
Tên gọi “vi khuẩn ăn thịt người" thường được sử dụng để chỉ hiện tượng bệnh viêm mạc cân hoại tử, khi một số vi khuẩn gây ra sự tổn thương cho cơ mô, làm cho da và mô dưới da hoại tử. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp bao gồm:
Trong số các loại vi khuẩn gây ra bệnh, GABHS chiếm tỷ lệ cao nhất. Cần chú ý rằng những vi khuẩn này không ăn thịt người như tên gọi ngụ ý nhưng thay vào đó, chúng sản xuất chất độc gây tổn thương mô. Chất độc này phá hủy các mô liên quan dưới da, gây ra tình trạng hoại tử.
Viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm khuẩn sâu dưới da, tiến triển nhanh chóng, có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Bệnh dễ dẫn đến một loạt biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm độc. Điều này khiến bệnh này trở nên đáng lo ngại, thu hút sự quan tâm từ cộng đồng chuyên gia y tế.
Về phân chia, viêm cân mạc hoại tử được phân thành hai loại chính: Viêm cân mạc hoại tử I và Viêm cân mạc hoại tử II. Sự phân biệt giữa chúng dựa trên vi khuẩn gây nhiễm kết hợp với mức độ tổn thương mô.
Nhiễm khuẩn ăn thịt người gây viêm cân mạc hoại tử cần được xử trí sớm. Việc nhận biết triệu chứng nhiễm khuẩn giúp bệnh nhân được điều trị kịp thời, đồng thời tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo của nhiễm khuẩn ăn thịt người, cụ thể:
Những triệu chứng ban đầu thường xuất hiện trong vòng 24 giờ kể từ khi nhiễm khuẩn. Sau đó, triệu chứng nhiễm khuẩn có thể phát triển theo các giai đoạn.
Trong khoảng 3 đến 4 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn, vết thương sưng tấy, đau nhói, có thể xuất hiện các ban tím quanh vết thương. Da trở nên sạm màu, thường xuất hiện mụn nước chứa dịch sẫm màu với mùi khó chịu. Sau đó, da bệnh nhân dễ bị bong và tuột, khi các mô bị tổn thương nghiêm trọng.
Sau đó, khoảng 4 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn, triệu chứng tiến triển nặng hơn nếu người bệnh không được điều trị. Bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái lơ mơ, hôn mê kèm tụt huyết áp. Trong đó, sốc nhiễm độc là một biến chứng nghiêm trọng trong giai đoạn này.
Hội chứng sốc nhiễm độc là tình trạng vô cùng nghiêm trọng khi cơ thể người bệnh bị sốc, huyết áp hạ thấp kèm suy đa phủ tạng.
Khi giải đáp băn khoăn rằng nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không thì câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng người bệnh, tình trạng vết thương, trong đó quan trọng nhất là thời gian bệnh nhân được điều trị.
Bởi vậy, việc nhận biết kịp thời và điều trị nhiễm khuẩn ăn thịt người giúp giảm thiểu rủi ro cũng như cải thiện cơ hội phục hồi.
Nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không? Bệnh viêm cân mạc hoại tử là một bệnh cấp tính nghiêm trọng, tiến triển nhanh chóng. Tuy nhiên, người bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có thể điều trị hiệu quả nếu được xử lý kịp thời, đúng cách.
Phương pháp điều trị bao gồm tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, can thiệp phẫu thuật để loại bỏ mô bị hư hỏng hoặc chết, từ đó ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
Chính vì thế, tốc độ hồi phục cũng như hiệu quả của điều trị phụ thuộc rất nhiều vào tính kịp thời của việc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm. Nếu nhiễm trùng diễn ra trong vài giờ, việc điều trị thường có khả năng thành công hơn.
Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài, thậm chí chỉ trong vài tiếng đồng hồ, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, nguy cơ tử vong tăng cao hơn. Trong một số trường hợp nặng, khi mô đã hoại tử nặng và không thể cứu chữa, cần phải cắt cụt các chi để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng huyết.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc về câu hỏi “Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không?”. Mong bạn đọc đã có kiến thức tổng quan về bệnh viêm cân mạc hoại tử cũng như biểu hiện bệnh giúp nhận biết nhiễm khuẩn sớm. Hãy tiếp tục đón chờ những bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu về chủ đề sức khỏe nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.