Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dứa là loại quả cung cấp cho cơ thể lượng Vitamin và khoáng chất rất dồi dào. Hầu hết từ trẻ nhỏ hay người lớn đều thích ăn dứa. Nhưng với người bệnh tiểu đường thì sao? Người tiểu đường có ăn được dứa không là thắc mắc được đặt ra.
Dứa là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam và có nhiều vào mùa hè. Dứa có vị ngọt thanh rất hợp khẩu vị nhiều người. Với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì được khuyến khích hãy bổ sung trái cây trong thực đơn ăn uống. Nhưng liệu người tiểu đường có ăn được dứa không? Bài viết này sẽ thông tin chính xác đến bạn.
Dứa là trái cây giàu chất dinh dưỡng, chúng cung cấp cho cơ thể lượng lớn Vitamin và khoáng chất như: Kali, đồng, mangan, canxi, magie, Vitamin C, Vitamin nhóm B cùng các chất chống oxy hóa, chất xơ.
Trước khi thắc mắc xem người tiểu đường có ăn được dứa không thì chúng ta hãy tìm hiểu xem ăn dứa có tác dụng gì cho sức khỏe:
Dứa được biết đến là loại trái cây có vị ngọt nhưng người tiểu đường có thể ăn chúng. Tuy nhiên hãy ăn dứa tươi, hoặc uống nước ép dứa nguyên chất mà không thêm đường.
Có một số phương pháp mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng để ăn dứa yên tâm hơn trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình:
Bạn phải quan tâm đến một số chú ý khi ăn dứa bởi không thực phẩm nào là hoàn toàn tốt, không gây phản ứng phụ khi dùng sai cách:
Người tiểu đường có ăn được dứa không? Được nhưng phải ăn dứa chín. Khi ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này quả dứa chứa độc có thể làm người ăn bị tiêu chảy và nôn mửa. Hãy chọn những quả dứa chín vàng và khi ăn đừng ăn lõi dứa bởi chúng có thể làm những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Dứa là loại cây mọc sát mặt đất, vỏ xù xì nên có thể là nơi trú ngụ của nhiều nấm. Với dứa bị dập, nát thì nấm sẽ dễ xâm nhập vào bên trong gây ngộ độc cho người ăn. Vậy nên hãy lựa dứa lành lặn, không hề bị dập nát.
Trời hè nhiều người thường thích uống nước ép dứa để giải khát. Tuy nhiên không được tiêu thụ dứa khi cơ thể đang đói bởi dứa sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày, ruột và lâu dần sẽ gây bệnh viêm loét dạ dày.
Tuyệt đối không kết hợp ăn dứa cùng sữa, trứng hay hải sản bởi chúng sẽ tương tác với nhau và dễ gây ngộ độc. Bên cạnh đó không ăn dứa vào buổi sáng hoặc buổi tối bởi dứa sẽ làm gan thận vào lúc này hoạt động mệt mỏi hơn, có nguy cơ cao bị sỏi thận hay suy gan thận.
Trong dứa có một loại glycosid có tính kích ứng niêm mạc mạch nên khi ăn dứa sẽ thấy rát miệng, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Vậy nên nếu bạn đang mắc bệnh viêm phế quản, viêm mũi họng thì tốt nhất là không nên ăn để tránh làm bệnh nặng thêm.
Trên đây là những chia sẻ xung quanh vấn đề người tiểu đường có ăn được dứa không. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về loại quả này và biết cách tiêu thụ sao cho khoa học.
Xem thêm: Người tiểu đường có ăn được bột sắn dây không?
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.