Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Gừng mọc mầm có ăn được không? Giải đáp từ chuyên gia

Ngày 21/09/2023
Kích thước chữ

Gừng mọc mầm có ăn được không hẳn là thắc mắc của nhiều người. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!

Gừng từ lâu đã được là gia vị không thể thiếu trong các món ăn ngon. Bên cạnh đó, gừng còn là bài thuốc thông dụng trong Đông y với nhiều công dụng cho sức khỏe. Vậy gừng mọc mầm có ăn được không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

Công dụng của gừng

Gừng được biết đến với không chỉ công dụng làm ấm cơ thể mà còn giúp tạo ra những hương vị độc đáo trong các món ăn. Vị cay và mùi thơm của gừng tạo ra một tầng hương mới làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn.

Trong nấu ăn, gừng cũng được sử dụng để ướp thịt. Điều này không chỉ gia tăng độ đậm đà của thịt mà còn loại bỏ mùi tanh và mỡ của thịt. Sử dụng gừng khi sơ chế giúp cải thiện chất lượng của món ăn và mang đến trải nghiệm ẩm thực tốt hơn.

Ngoài những ứng dụng trong nấu ăn, gừng còn có nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có khả năng kháng viêm khá tốt, cải thiện tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Gừng cũng được sử dụng như vị thuốc dân gian trong nhiều bài thuốc Đông y nhằm điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Bên cạnh đó, gừng cũng được chứng minh là có khả năng cải thiện các triệu chứng đau đầu cũng như kiểm soát tốt các hoạt động của tim mạch. Phụ nữ đang gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể sử dụng gừng để điều hòa chu kỳ kinh cũng như hỗ trợ giảm đau, làm ấm cơ thể. Người mắc các bệnh hô hấp có thể dùng trà gừng để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Gừng mọc mầm có ăn được không? Giải đáp từ chuyên gia 1
Gừng vừa là gia vị vừa là nguyên liệu trong các bài thuốc Đông y quý giá

Gừng mọc mầm có ăn được không?

Để giải đáp cho thắc mắc gừng mọc mầm có ăn được không, bạn cần biết rằng bất kì sản phẩm nào một khi đã biến chất thì đều tiềm ẩn các nguy cơ gây hại sức khỏe. Trường hợp gừng mọc mầm cũng không phải ngoại lệ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gừng khi bắt đầu mọc mầm thường không còn tác dụng tốt như gừng tươi. Thay vào đó, chúng bắt đầu sản xuất các chất độc hại cho sức khỏe. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng gừng mọc mầm không chỉ không cung cấp lợi ích dinh dưỡng mà thậm chí có thể có tác động tiêu cực đến cơ thể.

Gừng mọc mầm có ăn được không? Giải đáp từ chuyên gia 2
Gừng mọc mầm có ăn được không? Có thể có tác động tiêu cực đến cơ thể

Gừng mọc mầm có thể chứa các hợp chất có hại như aflatoxin, một loại chất gây ung thư. Khi tiêu thụ gừng mọc mầm, bạn có nguy cơ tích lũy chất độc hại này trong cơ thể. Một điều đáng lo ngại hơn là việc tiêu thụ một lượng nhỏ aflatoxin thường không gây ra bất kì biểu hiện gì cho đến khi cơ thể xuất hiện những khối u ác tính. Hơn nữa, gừng mọc mầm cũng chứa vi khuẩn hoặc nấm mốc gây ra tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa hay ngộ độc.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy luôn kiểm tra gừng trước khi sử dụng. Nếu phát hiện ra tình trạng mọc mầm, bạn nên đừng vì lãng phí mà giữ lại ăn. Tác hại của gừng mọc mầm nghiêm trọng hơn nhiều so với các giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại. Bởi lúc này, các chất dinh dưỡng có trong củ gừng đã được tiêu thụ để nảy mầm, một vài củ sau khi nảy mầm sẽ tự thối.

Cách bảo quản gừng tránh mọc mầm

Ngoài mối quan tâm liệu gừng mọc mầm có ăn được không, bạn cũng nên trang bị kiến thức về cách bảo quản gừng nhằm tránh hiện tượng mọc mầm. Dưới đây là hai cách phổ biến để hạn chế tình trạng gừng mọc mầm gây ảnh hưởng sức khỏe.

Bảo quản gừng bằng muối

Muối ăn cũng thường được dùng để bảo quản gừng nhờ vào khả năng hút ẩm của nó.

Bước 1: Chuẩn bị một túi ni lông sạch.

Bước 2: Đặt củ gừng vào túi ni lông và rắc một lượng muối ăn lên bề mặt. Chỉ cần một lượng vừa đủ muối để hút ẩm, tránh tình trạng gừng mọc mầm do điều kiện ẩm thấp.

Bước 3: Buộc chặt túi ni lông lại và ấn cho túi xì hết khí.

Bảo quản gừng bằng giấy bạc

Bảo quản gừng bằng giấy bạc cũng là một cách hiệu quả và đơn giản.

Bước 1: Lấy một tờ giấy bạc sạch.

Bước 2: Quấn chặt tờ giấy bạc quanh củ gừng tươi. Đảm bảo bọc gừng thật chặt và kín.

Bước 3: Đặt gừng đã quấn giấy bạc vào một nơi thoáng mát, khô ráo.

Các lưu ý khi sử dụng gừng

Để gừng được phát huy tối đa công dụng, bạn cũng nên lưu ý một số điều dưới đây:

  • Gừng không thích hợp sử dụng ở người có thân nhiệt cao và đổ mồ hôi nhiều, đặc biệt là ở các đối tượng bị trúng nắng.
  • Liều lượng gừng mỗi ngày cần đảm bảo dưới 200g bởi sự tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra mỏng mạch máu.
  • Các mẹ bầu đang gặp tình trạng táo bón hay đại tiện ra máu, nôn ra máu không nên dùng gừng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây co thắt, thậm chí xuất huyết tử cung.
  • Gừng nên được sử dụng tốt nhất vào buổi sáng. Dùng gừng vào ban đêm có thể kích thích hệ tiêu hóa tạo nên cảm giác khó chịu bởi tính nóng của nó.

Gừng mọc mầm có ăn được không? Giải đáp từ chuyên gia 3
Bà bầu bị táo bón cần hạn chế sử dụng gừng

Tóm lại, gừng vừa là gia vị vừa có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để giải đáp cho thắc mắc gừng mọc mầm có ăn được không thì câu trả lời là không. Bạn cần lưu ý các cách bảo quản để tránh hiện tượng gừng mọc mầm, chứa các độc tố gây hại đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu gừng mọc mầm có ăn được không. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin