Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Hamartoma là gì? Các loại hamartoma phổ biến

Ngày 06/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Từ "khối u" khiến mọi người cảm thấy hoảng sợ. Trên thực tế, trong số các loại khối u có rất nhiều loại u lành tính và hamartoma là một trong số đó. Vậy hamartoma là gì? Nó có gây nguy hiểm không? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn.

Hamartomas dường như ít được biết đến trong các loại khối u, nhưng trên thực tế, đây là khối u lành tính phổ biến nhất trong số các khối u rắn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về Hamartoma là gì, các loại hamartomas cũng như phương pháp điều trị cho căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Hamartoma là gì?

Hamartoma là gì? Hamartomas hay còn gọi là u mô thừa là khối u lành tính với tăng sinh và sắp xếp không chính xác của các mô bình thường trong các cơ quan, nó không phải là ung thư và sự chuyển đổi thành ung thư cũng rất hiếm. Nguyên nhân gây bệnh chưa hoàn toàn rõ ràng. Nó được cho là có liên quan đến yếu tố đột biến gen. Hamartomas có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở phổi, đường tiêu hóa (gan, mật), thận, vùng dưới đồi, vú.

Hamartoma là gì? Các loại hamartoma phổ biến 2
Hamartomas là khối u tăng sinh và sắp xếp không chính xác của các mô bình thường

Hamartoma vùng dưới đồi

Hamartoma vùng dưới đồi là một bất thường phát triển bẩm sinh hiếm gặp của mô não, chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh động kinh đặc hiệu là triệu chứng lâm sàng đặc trưng nhất của hamartoma vùng dưới đồi. Ngoài ra, trẻ mắc khối u này có thể chậm phát triển kèm theo rối loạn hành vi và dậy thì sớm. Bé gái dậy thì sớm có dấu hiệu vú phát triển, mọc lông mu, có kinh nguyệt; bé trai có các đặc điểm dậy thì như dương vật to, nổi mụn, có râu, giọng trầm, cơ bắp phát triển.

Hamartoma phổi

Hamartoma phổi là một dị tật giống khối u do sự phát triển bất thường của mô phổi bình thường. Đặc điểm bệnh lý của Hamartoma phổi là sự kết hợp và sắp xếp bất thường của các mô bình thường. Sự bất thường về mô học này có thể là sự rối loạn về số lượng, cấu trúc hoặc sự trưởng thành của các mô phổi. Theo vị trí xuất hiện, hamartoma phổi có thể chia thành hamartoma ngoại vi phổi và hamartoma nội phế quản.

Hamartoma phổi phát triển chậm và chủ yếu nằm ở ngoại vi phổi. Chúng thường không có triệu chứng và thường được phát hiện khi chụp X-quang ngực khi khám sức khỏe. Bệnh nhân có triệu chứng thường có các triệu chứng như ho, có đờm, ho ra máu, khó thở, đau ngực,... Hamartoma phổi có thể bị chẩn đoán nhầm là hen suyễn, viêm phổi cấp tính hoặc mãn tính.

Hamartoma là gì? Các loại hamartoma phổ biến 3
Hình ảnh hamartoma phổi dưới kính hiển vi

Hamartoma gan

Hamartoma gan là một chứng loạn sản phôi thai với đặc điểm khối u và chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ gặp ở người lớn là cực kỳ hiếm gặp.

Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Một số bệnh nhi có khối u ở bụng khi mới sinh và khối u có thể phát triển theo sự tăng trưởng, phát triển của bệnh nhân. Khi khối u tăng dần, hamartoma gan có thể sờ thấy khối ở góc phần tư phía trên bên phải, cứng, không đau và di chuyển lên xuống theo. Ở giai đoạn muộn, một khối lớn không đau ở bụng có thể xuất hiện và dẫn đến các triệu chứng chèn ép. Các triệu chứng về đường tiêu hóa bao gồm buồn nôn, nôn, chướng bụng, táo bón,... Khối lượng đè lên cơ hoành có thể gây khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây suy hô hấp hoặc suy tim với các triệu chứng như thiếu máu và sụt cân.

Hamartoma vú

Hamartoma vú giống như u mô thừa ở các bộ phận khác của cơ thể, có thể do rối loạn cấu trúc của mô vú trong thời kỳ phôi thai, dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ cấu trúc bình thường của vú, mô mỡ phát triển bất thường sau khi sinh, tạo thành khối u tăng sản lành tính giống như khối u. Hamartoma tiêu biểu nhất của vú là u tuyến mỡ, ngoài ra còn có các biến thể như u xơ tuyến hibernoma và hamartoma myxoid vú.

Hamartoma thận

Hamartoma thận được gây ra bởi sự rối loạn cấu trúc mô trong quá trình phát triển của cơ thể. Nó bao gồm sự tăng sinh bất thường của các mạch máu, cơ trơn và mỡ. Trước đây, bệnh hamartoma thận được coi là một căn bệnh hiếm gặp. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh và việc kiểm tra sức khỏe của người dân, tỷ lệ phát hiện ngày càng tăng và bệnh u hamartoma thận không phải là hiếm trong thực hành lâm sàng.

Hamartoma thận phát triển chậm. Ở giai đoạn đầu, các khối u thường nhỏ, không có triệu chứng nên thường được phát hiện tình cờ khi khám các bệnh khác. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là hamartoma thận không gây ra triệu chứng. Khi khối u phát triển, to lên và chèn ép có bộ phận xung quanh, nên một số bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng như đau thắt lưng và đau bụng, tiểu ra máu ở giai đoạn đầu.

Hamartoma là gì? Các loại hamartoma phổ biến 4
Một số bệnh nhân hamartoma thận bị đau thắt lưng

Phương pháp chẩn đoán hamartoma

Chẩn đoán có thể được thực hiện dựa trên các biểu hiện lâm sàng và kiểm tra hình ảnh. Siêu âm và CT là phương pháp chính để chẩn đoán hamartoma ở các bộ phận. Là một phương pháp sàng lọc, siêu âm là phương pháp thăm khám tiết kiệm và thuận tiện nhất. Khi kiểm tra thêm, thường cần phải kiểm tra CT hoặc MRI để có thể đánh giá tốt hơn các tổn thương chứa mỡ. Do phần lớn các khối u mô mỡ có chứa các thành phần chất béo, nên kiểm tra CT có thể cho thấy các khối có mật độ không đồng đều. Trong số đó, giá trị CT của thành phần mô mỡ là âm tính, do đó có thể thu được những thay đổi hình ảnh đặc trưng hơn so với siêu âm, độ phân giải mật độ cao hơn, hiện tại đây cũng là phương pháp kiểm tra phù hợp nhất để xác định đặc điểm của Hamartoma. Một số u mô thừa thận có biểu hiện không điển hình có thể cần kiểm tra MRI.

Hamartoma là gì? Các loại hamartoma phổ biến 5
Chẩn đoán hamartoma bằng siêu âm

Hamartoma có cần điều trị?

  • Nếu kích thước hamartoma nhỏ: Khi chưa có triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân nên khám sức khỏe định kỳ 6 - 12 tháng một lần để theo dõi sự thay đổi của khối u. Việc rà soát thường xuyên nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời bệnh và có biện pháp điều trị tương ứng; mặt khác, qua thăm khám có thể hiểu được giai đoạn hiện tại của bệnh.
  • Nếu kích thước hamartoma lớn: Nguy cơ vỡ và chảy máu tăng lên, có thể cân nhắc điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ, lúc này bạn cần đến bệnh viện kịp thời để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá chuyên môn và xác định phương án điều trị tiếp theo.

Đối với những bệnh nhân mắc hamartoma, họ cần duy trì chế độ ăn uống bình thường, lành mạnh trong cuộc sống hàng ngày và giữ tâm trạng thoải mái. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến vệ sinh, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hình thành thói quen sinh hoạt tốt, duy trì vận động phù hợp, tinh thần thoải mái để giúp khỏi bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đối với một số bệnh nhân, người nhà nên chú ý đến tình trạng của bệnh nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ kịp thời để điều trị nếu triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Hamartoma là gì? Các loại hamartoma phổ biến 6
Phẫu thuật cắt bỏ là biện pháp cho các hamartoma lớn

Hamartoma là gì? Tóm lại, hamartoma là một khối u lành tính, phát triển chậm và nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi nguy cơ những khối u này vỡ, chảy máu gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời còn có nguy cơ chèn ép các cơ quan khác. Vì vậy, điều cần thiết là bạn nên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và có phương án xử trí kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin