Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không có nhiều người mắc hội chứng ZE nên hầu như rất ít người trong số chúng ta có thông tin về căn bệnh này. Theo thống kê, có khoảng 1 nửa bệnh nhân mắc hội chứng này bị u ác tính. Vì vậy, việc tìm hiểu hội chứng này là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao?
Hội chứng ZE còn được biết đến với tên gọi hội chứng Zollinger-Ellison là hội chứng hiếm gặp xảy ra ở đường tiêu hóa. Hội chứng này xuất hiện kèm tình trạng loét dạ dày mà nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển thành u ác tính cực kỳ nguy hiểm. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu hội chứng Zollinger Ellison xuất hiện do nguyên nhân nào? Triệu chứng và cách điều trị ra sao?
Hội chứng ZE dùng để miêu tả tình trạng bệnh nhân có nhiều hơn một khối u gastrin nằm trong hệ tiêu hóa. Hầu hết trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng này đều khởi phát từ tá tràng và tụy. Các vị trí khác cũng có thể xuất hiện ở gan, túi mật, phần nang lympho ở trong ruột hay hạch bạch huyết ở quanh tụy.
Loại u gặp trong hội chứng Zollinger Ellison có tên là u gastrin vì chúng tiết ra chất gastrin và hormon kích thích dạ dày tiết dịch vị. Đây chính là những thành phần gây loét dạ dày tá tràng. Theo thống kê, hơn nửa số bệnh nhân mắc hội chứng này có các khối u gastrin ác tính. Và cũng không ít trong số đó, khối u đã di căn đến nhiều bộ phận khác bên trong cơ thể. Hội chứng ZE phổ biến ở nam giới và có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, độ tuổi có nguy cơ cao nhất là nam giới từ 20 đến 50 tuổi.
Cho đến nay, nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các khối u gastrin vẫn chưa được tìm ra một cách đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, cơ chế hình thành nên hội chứng Zollinger Ellison đã được làm rõ. Các khối u gastrin xuất hiện trong tuyến tụy hoặc tá tràng tiết ra một lượng gastrin khá lớn. Gastrin có nhiệm vụ chính là kiểm soát sự tiết dịch acid dạ dày. Khi nồng độ gastrin tăng cao sẽ kích thích dạ dày tiết ra càng nhiều acid. Khi acid dạ dày dư thừa sẽ gây loét dạ dày tá tràng.
Có những trường hợp, bác sĩ nghi ngờ có sự liên quan đến hội chứng đa u tuyến nội tiết typ 1 - một bệnh lý di truyền. Nếu trong một gia đình có ai đó từng mắc đa u tuyến nội tiết typ 1 (nhất là cha mẹ và anh chị em ruột) thì nguy cơ những người còn lại mắc hội chứng này cũng cao hơn bình thường. Người mắc hội chứng này sẽ có các khối u rải rác ở tuyến cận giáp hoặc tuyến yên.
Hội chứng ZE xuất hiện kèm những triệu chứng điển hình như:
Tùy từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khác nhau và nguy cơ biến chứng cũng khác nhau. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ biến chứng như: Thiếu máu mãn tính, thủng dạ dày. Khối u cũng có thể di căn đến các hệ cơ quan quan trọng khác như não, phổi, gan…
Chẩn đoán sớm, chính xác và kịp thời giúp điều trị hội chứng ZE hiệu quả hơn. Ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
Để điều trị hội chứng Zollinger Ellison, các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp sau:
Phẫu thuật cắt bỏ các khối u gastrin nếu có thể. Nếu u đã di căn đến nhiều cơ quan khác hoặc xuất hiện ở nhiều vị trí trong dạ dày, phương pháp phẫu thuật không còn phù hợp.
Để giảm lượng acid dạ dày, kiểm soát tình trạng viêm các bác sĩ cũng sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc như: Thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton…
Hiện nay, các nguyên nhân gây Zollinger Ellison còn chưa được làm rõ nên chưa có phương pháp nào giúp phòng ngừa hội chứng này hoàn toàn. Chúng ta có thể nâng cao miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học. Nếu trong gia đình có người thân mắc hội chứng này, việc tầm soát sức khỏe định kỳ của những người khác vô cùng quan trọng.
Hội chứng ZE nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến khối u ác tính hoặc u di căn. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đã nói ở trên, người bệnh nên thăm khám chuyên khoa sớm để phát hiện và điều trị hội chứng này kịp thời.
Xem thêm: Hội chứng xung huyết vùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.