Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giấc ngủ sâu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được những giấc ngủ ngon. Vậy làm thế nào để có thể ngủ sâu?
Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể phục hồi năng lượng mà còn cải thiện trí nhớ và tăng cường hệ miễn dịch. Có những giấc ngủ ngon sau ngày dài mệt mỏi là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu, giấc chập chờn. Vậy làm thế nào để có thể ngủ sâu và ngon giấc hơn?
Bạn có biết, với mỗi người chúng ta giấc ngủ sâu quan trọng như thế nào? Giấc ngủ sâu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất của con người. Khi cơ thể được nghỉ ngơi, nó sẽ phục hồi năng lượng đã tiêu hao trong ngày, giúp ta cảm thấy tỉnh táo và sẵn sàng cho những hoạt động vào ngày hôm sau. Ngoài ra, giấc ngủ sâu còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Giấc ngủ cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể điều chỉnh cân nặng và duy trì sức khỏe tổng thể.
Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, giấc ngủ còn có tác động lớn đến sức khỏe tinh thần. Một giấc ngủ đủ và sâu giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, và giảm stress hiệu quả. Khi tâm trí được nghỉ ngơi, chúng ta sẽ có khả năng tập trung tốt hơn, cải thiện trí nhớ, và dễ dàng phát huy sự sáng tạo trong công việc và cuộc sống.
Việc tìm hiểu làm thế nào để có thể ngủ sâu với nhiều người rất quan trọng vì thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực. Người thiếu ngủ thường xuyên sẽ cảm thấy mệt mỏi, năng suất làm việc giảm sút, và không thể tập trung tốt. Thiếu ngủ còn làm tăng cảm giác thèm ăn, dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim mạch. Vì vậy, việc duy trì một giấc ngủ sâu và đủ là chìa khóa để có một cơ thể và tinh thần khỏe mạnh.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ nông giấc. Nguyên nhân ẩn chứa bên trong cơ thể có thể là các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ mãn tính. Ngoài ra, các vấn đề như ngáy nhiều hoặc ngưng thở khi ngủ cũng làm gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến những giấc ngủ nông và chập chờn. Stress, lo âu, và trầm cảm cũng là những nguyên nhân phổ biến, khiến tâm trí luôn căng thẳng, không thể thư giãn để đi vào giấc ngủ. Một số vấn đề sức khỏe khác như đau nhức, khó tiêu hoặc hen suyễn có thể làm người bệnh thức giấc giữa đêm và khó trở lại giấc ngủ sâu.
Nguyên nhân bên ngoài có thể đến từ môi trường như ánh sáng quá mạnh, tiếng ồn hoặc nhiệt độ trong phòng ngủ. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Uống quá nhiều caffeine, rượu bia, hoặc ăn quá no trước khi ngủ có thể kích thích cơ thể, làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Cuối cùng, các thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya hoặc làm việc quá sức làm rối loạn đồng hồ sinh học, dẫn đến khó ngủ.
Với những người khó ngủ, ngủ chập chờn, thiếu ngủ, điều mà họ mong muốn hơn bao giờ hết là nâng cao chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn cũng vậy, hãy thử áp dụng những cách sau:
Cải thiện chất lượng giấc ngủ bắt đầu từ việc điều chỉnh lối sống. Thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày giúp cơ thể duy trì nhịp sinh học ổn định. Trước khi ngủ, việc thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ, hoặc tắm nước ấm sẽ giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị sẵn sàng cho giấc ngủ.
Tập thể dục thường xuyên cũng có lợi cho giấc ngủ, nhưng bạn cần tránh tập luyện quá gần giờ ngủ để không gây tỉnh táo quá mức. Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc với màn hình điện tử trước khi ngủ cũng là cách hữu hiệu để cơ thể sản sinh melatonin, hormone giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Nếu muốn có giấc ngủ sâu, bạn cần hạn chế caffeine, rượu bia và thức ăn cay nóng trước khi ngủ. Hàng ngày, bạn hãy ưu tiên sử dụng những thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ như: Hạnh nhân, hạt chia, hạt bí, chuối, cá hồi, cá ngừ, rau bina,... Một ly sữa ấm, một cốc trà thảo dược ấm có thể là lựa chọn tốt để giúp bạn cảm thấy thư thái hơn trước khi đi ngủ. Các loại thảo dược như hoa cúc, lạc tiên, và tâm sen được biết đến với khả năng giúp thư giãn, giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ tự nhiên.
Làm thế nào để có thể ngủ sâu? Điều chỉnh môi trường ngủ cũng là bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu. Một không gian tối, yên tĩnh, sạch sẽ và thoáng khí giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Việc chọn lựa đệm và gối phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giấc ngủ sâu.
Cuối cùng, các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và chuẩn bị tâm lý cho giấc ngủ. Ngoài ra, liệu pháp hương thơm với tinh dầu và nghe nhạc thư giãn cũng giúp tạo ra không gian yên bình và sự thư giãn cho tâm trí từ đó giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn.
Trong một số trường hợp, khi các biện pháp tự nhiên không hiệu quả, người bệnh có thể phải điều trị mất ngủ ngủ không sâu giấc bằng thuốc ngủ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc ngủ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cụ thể của từng người để đưa ra loại thuốc phù hợp, tránh các tác dụng phụ không mong muốn và tránh việc lệ thuộc vào thuốc. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Làm thế nào để có thể ngủ sâu sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và tình trạng cụ thể. Để có một giấc ngủ sâu, chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố như duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tạo môi trường ngủ lý tưởng và áp dụng các phương pháp thư giãn. Nếu khó ngủ kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, việc tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ là rất cần thiết. Các bác sĩ sẽ giúp đánh giá nguyên nhân gây ngủ chập chờn và đưa ra các phương pháp điều trị chuyên sâu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.