Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Loãng xương nặng nên ăn gì để cải thiện tình trạng xương và ngăn ngừa diễn biến phát triển của bệnh. Bệnh nhân nên áp dụng theo nguyên tắc dinh dưỡng như thế nào là hợp lý?
Sự mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương gây ra tình trạng loãng xương phổ biến như hiện nay. Bên cạnh áp dụng các phương thức điều trị thì một chế độ dinh dưỡng tốt cũng hỗ trợ điều trị hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng từ căn bệnh này. Do đó bệnh loãng xương nặng nên ăn gì là vấn đề quan tâm của rất nhiều độc giả.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng loãng xương nặng đó là thiếu hụt canxi và vitamin D, đặc biệt đối với trường hợp loãng xương ở người lớn tuổi. Sự thiếu hụt 2 chất quan trọng khiến cơ thể không đủ chất để tái tạo ra tế bào mô mới.
Trung bình một người bình thường, cần đến 1g canxi và 800UI vitamin D cho cơ thể mỗi ngày. Tuy vậy trên thực tế, trung bình mỗi bữa ăn chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu canxi mà cơ thể cần. Sự thiếu hụt canxi, vitamin D và các khoáng chất khác đã ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tạo xương mới.
Tăng cường chất dinh dưỡng cần thiết như Canxi, vitamin D là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân mắc chứng loãng xương nặng, sau đây là các thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị loãng xương.
Các loại trứng (trứng gà, trứng chim, trứng vịt,…) và sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi hàng đầu và các chất có lợi cho hệ xương như selen, vitamin, folate, protein,... Trong đó hàm lượng canxi có trong sữa lên đến 60%.
Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…) là những nguồn thực phẩm rất có lợi cho người mắc bệnh loãng xương. Do đó, người bệnh có thể sử dụng nhiều loại sữa chuyên dùng để bổ sung lượng canxi cần thiết.
Nguồn cung cấp canxi và chất đạm dồi dào thứ hai đó chính là hải sản (tôm, cua, ốc,…), người bệnh có thể lựa chọn thay đổi bữa ăn, nhưng lưu ý phải nấu thật kỹ và nhừ để hấp thụ canxi hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu người bệnh loãng xương có tiền sử bệnh gout thì nên hạn chế nguồn thực phẩm này để tránh tình trạng tăng acid uric trong máu.
Rau củ quả không chỉ có lợi cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức đề kháng, có ích cho sức khỏe. Khuyến khích người bệnh loãng xương nặng nên ăn rau củ luộc để hấp thụ tối đa canxi và vitamin có trong rau củ. Các loại rau củ tốt cho hệ xương có thể kể đến: bắp cải, súp lơ, đậu,…
Bên cạnh đó, nước ép trái cây cũng là nguồn dưỡng chất cho người mắc bệnh loãng xương. Ngoài việc uống đủ nước, người bệnh có thể dùng thêm 1 – 2 ly nước ép mỗi ngày.
Các thực phẩm giàu Omega 3 như là: Dầu cá và các loại cá (cá hồi, cá thu,…) Đều hỗ trợ rất tốt điều trị các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Tuy nhiên để hấp thu được nhiều omega-3 và canxi nhất thì những loại cá này cần được nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương. Ngoài ra bạn còn có thể bổ sung dầu cá qua các thực phẩm chức năng như viên dầu cá Goodhealth, viên dầu cá Pro-Life,…
Một số loại ngũ cốc được làm từ lúa mạch nguyên cám rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh nhân loãng xương hoặc người lớn từ 40 tuổi trở lên, được khuyến khích nên ăn ngũ cốc mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể.
Ngũ cốc ít đường được nhiều bệnh nhân đái tháo đường và béo phì sử dụng vì tránh tình trạng tăng đường huyết.
Hạnh nhân được mọi người ăn như một món đồ ăn vặt bởi sự nhỏ gọn, ngon miệng và giàu canxi và kali. Có thể sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp với những món ăn khác với vai trò là topping.
Hạnh nhân cũng bao hàm một lượng chất béo nhưng không ảnh hưởng gì đến cơ thể bạn nếu bạn ăn với số lượng vừa đủ.
Thông tin trong bài viết “loãng xương nặng nên ăn gì” vừa được đề cập, hi vọng sẽ giúp bạn đọc biết thêm thông tin về các nguồn thực phẩm người bệnh có thể ăn, nên kiêng gì để tốt cho hệ xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị có hiệu quả. Hơn nữa, sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng và các bài tập thể dục sẽ giúp xương khớp chắc khỏe hơn và ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Xem thêm: Gợi ý thực đơn cho người bị loãng xương giúp tăng cường sức mạnh xương khớp
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp