Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế cảnh báo điều gì về sức khỏe?

Ngày 29/09/2023
Kích thước chữ

Tình trạng mất thăng bằng khi thay đổi tư thế có thể xuất hiện ở nhiều nhóm người khác nhau, tuy nhiên, người trung niên và người cao tuổi thường có tỷ lệ gặp phải tình trạng này cao nhất. Dẫn đến cảm giác xoay tròn hoặc lạc hướng, tăng nguy cơ té ngã và gây ra nguy hiểm trong việc di chuyển.

Mất thăng bằng là một triệu chứng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nếu cảm giác mất thăng bằng tái diễn thường xuyên, điều này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe.

Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế thường là bị gì?

Triệu chứng mất thăng bằng khi thay đổi tư thế có thể liên quan đến việc bị rối loạn tiền đình. Tiền đình đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thăng bằng của cơ thể, nằm ở phía sau màng nhĩ thuộc ốc tai và thực hiện các chức năng quan trọng, bao gồm cả sự điều chỉnh động tác đầu, mắt và thân thể.

Do đó, khi rối loạn tiền đình xảy ra hoặc bị tổn thương, cơ thể trở nên khó duy trì thăng bằng, đặc biệt là khi thay đổi tư thế. Mặc dù tình trạng này không đe dọa tính mạng, nhưng nó có thể làm xáo trộn cuộc sống và gây ra sự bất tiện cho người mắc bệnh.

Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế cảnh báo điều gì về sức khỏe?
Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế thường là dấu hiệu của việc bị rối loạn tiền đình

Nếu mất thăng bằng cơ thể khi thay đổi tư thế xuất phát từ rối loạn tiền đình thường tái phát thường xuyên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và làm cho khả năng di chuyển của người bệnh trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân khác có thể gây ra mất thăng bằng khi thay đổi tư thế

Đau nửa đầu

Tình trạng này còn gọi là migraine tiền đình, là một loại đau đầu nghiêm trọng thường xuất hiện ở một bên và đi kèm với các triệu chứng như: Buồn nôn, thấy hoa mắt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế, tê buốt ở vùng đầu, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Bệnh này thường do rối loạn dây thần kinh não, được kích thích bởi nhiều yếu tố như thiếu ngủ, căng thẳng, thay đổi hormone, sử dụng các chất kích thích hoặc do yếu tố di truyền. Phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi 30 - 50, thường mắc bệnh này.

Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế cảnh báo điều gì về sức khỏe? 1
Đau nửa đầu cũng có thể gây ra mất thăng bằng khi thay đổi tư thế

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng mà lượng máu lên não bị thiếu hụt, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, tiếng ù tai, mất thăng bằng, buồn nôn, rối loạn thị giác, và rối loạn vận động. Người thường mắc bệnh này thường có các yếu tố rủi ro như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, và vấn đề về tim mạch.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu não thường bao gồm tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não, hoặc do sự hình thành các cục máu đông. Các cục máu đông này có thể xuất hiện trong não hoặc ở các phần khác của cơ thể và di chuyển lên não gây tắc nghẽn mạch máu.

Suy nhược cơ thể

Bị suy nhược cơ thể cũng có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế. Khi cơ thể mệt mỏi, uể oải hoặc kiệt sức, việc đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột có thể gây chóng mặt và gây ra sự loạng choạng.

Rối loạn cân bằng do thuốc

Có rất nhiều loại thuốc có thể gây ra tình trạng chóng mặt và mất thăng bằng như tác dụng phụ. Các loại thuốc này bao gồm: Thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, một số kháng sinh và thuốc điều trị huyết á. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng thuốc, các triệu chứng này có thể giảm đi hoặc biến mất.

Đột quỵ não

Đây là tình trạng mà não bị tổn thương đột ngột do tắc nghẽn mạch máu não hoặc vỡ, đứt mạch máu não. Các dấu hiệu của đột quỵ bao gồm chóng mặt khi thay đổi tư thế, đau đầu, choáng váng, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, tê liệt đột ngột ở một phần của cơ thể, và thậm chí là ngất hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người có đái tháo đường, tăng huyết áp, ít vận động, béo phì, rối loạn mỡ máu, hoặc lạm dụng các chất kích thích.

Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế cảnh báo điều gì về sức khỏe? 2
Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế có thể là biểu hiện của đột quỵ não

Làm sao tránh mất thăng bằng khi thay đổi tư thế?

  • Luôn nhớ rằng không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột và nhanh chóng trong bất kỳ tình huống nào. Đặc biệt, khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế ngồi hoặc đứng, hay khi xoay đầu, cúi đầu, hoặc ngửa đầu, bạn nên thực hiện những thay đổi này từ từ và một cách chậm rãi. Điều quan trọng là nên nhắm mắt lại để hạn chế thị giác thu nhận những tín hiệu thay đổi không gian, giúp giảm kích thích cho tiền đình. Sau khi đã ổn định tư thế mới, bạn có thể mở mắt lại.
  • Nếu bạn thường gặp cảm giác chóng mặt khi thức dậy, hãy sử dụng nhiều gối để nâng đầu lên cao hơn, nên nằm ngửa và tránh nghiêng về một bên.
  • Hạn chế sử dụng ghế xoay hoặc ghế có tựa đầu ngửa ra phía sau quá mức, và tránh làm các động tác nghiêng, cúi người quá mức như nhặt đồ hoặc thắt dây giày.
  • Khi bạn trải qua cơn chóng mặt, mất thăng bằng khi thay đổi tư thế hãy giữ bình tĩnh, nhắm mắt, hạn chế xoay đầu và tìm một tư thế thoải mái để nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, hãy thử kiểm soát bằng cách hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở. Tuân thủ những hướng dẫn này sẽ giúp cơn chóng mặt giảm đi nhanh chóng trong vài phút.
  • Tránh tự lái xe xa, thực hiện công việc nặng, leo trèo, điều khiển phương tiện giao thông hoặc máy móc khi bạn cảm thấy bị chóng mặt. Những hoạt động này có thể kích thích và làm gia tăng cơn chóng mặt, làm cho nó kéo dài và có thể gây nguy hiểm cho bạn và người khác.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học và cân đối, bổ sung đủ dưỡng chất, và hạn chế tiêu thụ đường, muối, thực phẩm đóng gói, và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Bảo đảm có giấc ngủ chất lượng, đủ giấc và đủ sâu. Đối với người trưởng thành, cần ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ mỗi đêm, thực hiện việc ngủ trước 23 giờ, và lựa chọn một môi trường ngủ phù hợp. Phòng ngủ nên được thông thoáng, rộng rãi, yên tĩnh, có ánh sáng tối, và nhiệt độ vừa phải.
  • Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân theo phác đồ điều trị được chỉ định bởi chuyên gia y tế. Nếu có đề xuất sử dụng thuốc, cần tuân thủ mọi hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế cảnh báo điều gì về sức khỏe? 3
Nên thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Mất thăng bằng khi thay đổi tư thế là tình trạng sức khỏe mà bạn không nên xem thường, đặc biệt là khi nó xảy ra thường xuyên. Bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể xác định được nguyên nhân chính xác và can thiệp y tế để đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin