Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm bàn chân là bệnh lý ngoài da có thể gặp ở mọi đối tượng. Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu, nấm chân khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Các bệnh ngoài da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng có thể gây không ít phiền toái cho cuộc sống của người bệnh. Một trong số đó chính là bệnh nấm bàn chân. Người bị nấm chân có thể gặp triệu chứng ngứa rát, đau đớn, khó chịu ở các mức độ khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất, bệnh không được kiểm soát sớm có thể lây cho những người xung quanh. Việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị nấm bàn chân là cần thiết với mọi người bệnh.
Xung quanh chúng ta có hàng triệu loài nấm khác nhau. Chúng tồn tại khắp nơi từ trong không khí, trên các loài động thực vật, trên bề mặt vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trên bề mặt da và cả bên trong cơ thể con người. Có khi, nấm là vô hại nhưng cũng đôi khi chúng gây ra các bệnh lý về da.
Bệnh nấm da là gì? Đây là bệnh ngoài da do các loại vi nấm gây ra. Chúng có thể tấn công và gây bệnh trên da đầu, thân mình, kẽ chân tay, bẹn, nách, lưng và ở cả bàn chân. Bàn chân bị nhiễm nấm, biểu hiện bệnh ra bên ngoài và có thể quan sát được bằng mắt thường gọi là bệnh nấm bàn chân.
Trong các loại bệnh nhiễm nấm, nấm ở chân có tỷ lệ mắc khá cao. Điều này không khó hiểu vì đôi chân của chúng ta hàng ngày tiếp xúc với nhiều bề mặt, môi trường khác nhau nên nguy cơ nhiễm nấm cũng cao hơn các bộ phận khác. Nấm có thể xuất hiện ở ngón chân, kẽ ngón chân, gót chân, mu bàn chân hay khắp lòng bàn chân.
“Thủ phạm” chính gây bệnh nấm chân là nấm Dermatophytes - loại nấm hiện diện nhiều ở các nước nhiệt đới hay những vùng có khí hậu nóng bức, không gian chật hẹp như đô thị. Nấm Dermatophytes có 3 loại và chúng đều có khả năng gây bệnh nấm chân gồm: Epidermophyton floccosum, T. mentagrophytes var. Interdigitale (hoặc T. interdigitale), Trichophyton (T.) rubrum. Ngoài ra, cũng có trường hợp bệnh nấm chân được gây ra bởi nấm Candida (thường gây nấm kẽ ngón chân).
Ở lớp biểu bì da thường có tuyến bã nhờn. Tuyến này có tác dụng tạo hàng rào bảo vệ da, ức chế sự tấn công của các tế bào vi nấm. Trong khi đó, da bàn chân không có tuyến bã nhờn. Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi để bị nấm xâm nhập vào da và gây bệnh. Khi có một số yếu tố thuận lợi dưới đây, nguy cơ mắc nấm bàn chân sẽ cao hơn:
Cách nhận biết bệnh nấm da chân không khó. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả 2 bàn chân. Vị trí bị nấm có thể là kẽ ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân hoặc toàn bộ bàn chân. Dấu hiệu nhận biết nấm bàn chân cụ thể như sau:
Các triệu chứng của nấm bàn chân dễ khiến nó bị đánh giá nhầm là bệnh vảy nến, dày sừng da chân, viêm da dị ứng, chàm bàn chân.
Khi mới bị nhiễm nấm, các triệu chứng bệnh có thể chỉ xuất hiện trên vùng da nhỏ. Nhưng nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm, nấm có thể lan rộng ra khắp bàn chân khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn và khả năng tái phát cũng cao hơn.
Tốt nhất khi bị nấm, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu. Qua thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân và bệnh nhiễm nấm để có phương án điều trị phù hợp.
Nếu bệnh nhân bị nấm bàn chân mức độ nặng và dùng các loại thuốc bôi kể trên không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng nấm theo đường uống như Fluconazole, Ketoconazole,... trong 3 đến 4 tuần.
Bệnh nấm bàn chân không phải bệnh nguy hiểm, không ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe nhưng gây triệu chứng khó chịu, khiến bệnh nhân lo lắng mất ăn mất ngủ. Ngoài ra, bệnh còn dễ lây nhiễm cho những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta nên chủ động phòng ngừa nấm da bàn chân bằng cách giữ đôi chân luôn sạch sẽ, thông thoáng. Nếu không may nhiễm nấm, bạn không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Dùng bất cứ loại thuốc kháng nấm, kháng sinh nào, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.