Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Nghiện đường là gì? 8 dấu hiệu nhận biết và cách cai nghiện an toàn

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nghiện đường là cảm giác luôn muốn ăn đồ ngọt, có mức độ gây nghiện cao hơn cả cocaine và khi tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ra các bệnh có hại cho sức khỏe như béo phì, bệnh tiểu đường và trầm cảm.

Chúng ta đều biết đường là thành phần không thể thiếu để tạo ra năng lượng duy trì các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên việc tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường cần được kiểm soát với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng sẽ rất dễ bị nghiện đường và trở thành nguyên nhân của nhiều căn bệnh. Bài viết sau đây sẽ có những chia sẻ cụ thể đến bạn để cảnh báo tình trạng này, mọi người cùng theo dõi nhé.

Nghiện đường là gì?

Nghiện đường là trạng thái cơ thể luôn thèm ngọt, muốn ăn nhiều đồ ngọt, phần lớn các trường hợp đều không nhận thức được và khó kiểm soát cơn nghiện đường của bản thân.

Giải thích theo góc nhìn khoa học, khi cơ thể hấp thụ đường, sẽ cung cấp năng lượng cho mọi bộ phận, trong đó có não bộ. Nếu mỗi ngày đều tiêu thụ lượng đường cao, não bộ sẽ tự cho rằng đó là thói quen và bắt đầu kích thích cơn thèm mỗi ngày, khiến bạn không thể bỏ được và phải duy trì mỗi ngày.

Nghiện đường là gì? 8 dấu hiệu nhận biết và cách cai nghiện an toàn 1
Nghiện đường là trạng thái thèm đồ ngọt không thể kiểm soát

8 dấu hiệu nhận biết bạn đang bị nghiện đường

Thực tế cho thấy có nhiều người tiêu thụ lượng đường mỗi ngày rất cao, nhưng họ lại không cảm nhận được vấn đề này. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận ra bản thân có bị nghiện đường hay không, cụ thể:

Da mặt xấu

Mặt nổi mụn nhiều là biểu hiện cho thấy bạn đã tiêu thụ quá nhiều đường, gây tổn hại đến collagen và elastin làm xuất hiện nhiều vết nhăn khiến da lão hóa sớm. Trong đó theo nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Đại học Zurich Thụy Sĩ cho thấy nguy cơ viêm da cũng tăng hơn 100% nếu uống từ 2 lon nước ngọt mỗi ngày, thậm chí có thể làm mất cân bằng hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Khó cảm nhận vị ngọt thực tế

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lorraine Kearney, một trong các dấu hiệu nghiện đường đó là vị giác trên lưỡi dần quen với lượng đường hấp thụ, điển hình như món bánh có ngọt nhiều, vị cũng giống như bình thường vì lưỡi đã quen với mức độ ngọt trong thời gian dài.

Nghiện đường là gì? 8 dấu hiệu nhận biết và cách cai nghiện an toàn 2
Nếu tiêu thụ quá nhiều đường, vị giác trên lưỡi sẽ khó cảm nhận được vị ngọt thực tế

Luôn trong trạng thái uể oải

Đường có khả năng làm tiêu hao năng lượng rất nhanh, mặc dù đường glucose có đóng góp trong quá trình tạo năng lượng cho cơ thể, nhưng cần được duy trì hàm lượng đường huyết cho phép và kiểm soát cơn thèm ngọt có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Sau khi tiêu thụ đường, tuyến tụy sẽ sản sinh insulin giúp chuyển hóa đường glucose vào tế bào, cứ tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình trên và cơ thể luôn nạp đường vào liên tục.

Sâu răng

Mức độ gây sâu răng cao nhất là đường ăn thông thường saccarozo, tiếp đến là các loại đường glucose, fructose (có trong bánh kẹo, mật ong, nước ngọt,...) dính lâu trong miệng tạo điều kiện lên men cho vi khuẩn, tiết ra axit phá hủy men răng và hình thành lỗ sâu.

Liên tục thèm ngọt

Nếu cơ thể đã quen với hàm lượng đường được nạp vào, mỗi ngày sẽ tăng nhiều hơn để thỏa mãn cơn thèm, vì thế mà có nhiều người ăn dễ thèm ăn và ăn bất kỳ món gì để lấp đầy cơn nghiện đường đó.

Chướng bụng

Chướng bụng là triệu chứng phổ biến của đường fructose có nhiều trong các loại trái cây như táo, lê, nước mật ong,... vì cơ thể không hấp thụ được dạng đường này.

Nếu các bữa ăn hàng ngày chứa nhiều đường fructose cũng sẽ gây tăng cân nhẹ, kèm với trạng thái đầy hơi.

Giảm ham muốn

Theo báo cáo từ Đại học John Hopkins, việc tiêu thụ nhiều đường sẽ khiến cơ thể không còn nhu cầu trong chuyện “yêu”, lý giải cho hiện tượng này, hàm lượng đường huyết cao làm vô hiệu hóa gen sản xuất các hormone tình dục, riêng nam giới có thể bị rối loạn cương dương.

Suy giảm miễn dịch

Cơ thể hấp thụ nhiều đường sẽ khiến các tế bào yếu ớt dần, không đủ mạng để ngăn cản sự xâm nhập và tiêu diệt vi khuẩn có hại để bảo vệ cơ thể.

Nghiện đường là gì? 8 dấu hiệu nhận biết và cách cai nghiện an toàn 3
Lượng đường trong máu nhiều sẽ làm suy yếu các tế bào miễn dịch của cơ thể

Cách cai nghiện đường an toàn và hiệu quả

Nếu cảm giác bản thân mắc một trong 8 biểu hiện nghiện đường kể trên, khả năng cao bạn cần phải bắt đầu áp dụng chế độ cắt giảm tối đa lượng đường tiêu thụ. Các cách dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua được khó khăn để kiên trì thực hiện.

Cắt giảm các đồ ăn ngọt mỗi ngày

Hạn chế tiếp xúc với các đồ ngọt trong những ngày đầu sẽ làm bạn khó chịu, bứt rứt, nhưng sau đó khi cơ thể đã quen bạn sẽ thấy kết quả rất khác. Một số thực phẩm chứa nhiều đường như thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn ngọt, bột mì trắng,...

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ thay bạn ngăn chặn cơn đói nhanh nhất, đồng thời cải thiện hiệu quả lượng đường trong máu và kiểm soát tốt cảm giác thèm ăn ngọt.

Bổ sung thực phẩm nhiều protein

Protein có nhiều trong các loại thịt cá, gia cầm, thịt heo, các loại rau,... sẽ giúp bạn duy trì năng lượng ổn định trong cơ thể, giảm dần cảm giác “đói ảo” thèm ngọt, từ đó có thể kiểm soát lượng đường tiêu thụ.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống nhiều nước kết hợp với việc bổ sung chất xơ sẽ giúp bạn tránh tình trạng táo bón. Hơn nữa khi cơ thể đói, bạn có thể uống nhiều nước để giảm cảm giác thèm ăn.

Nghiện đường là gì? 8 dấu hiệu nhận biết và cách cai nghiện an toàn 4
Uống nhiều nước sẽ giảm cảm giác thèm ăn và tránh được nguy cơ táo bón

Kiểm soát căng thẳng

Vì đường có thể làm dịu các hormone căng thẳng, nên khi cơ thể căng thẳng sẽ tự tạo cảm giác thèm ngọt. Thay vì giữ cơ thể căng thẳng bạn có thể kiểm soát bằng cách đánh lạc hướng tập trung vào một hành động gì đó như đọc sách, đi dạo, nói chuyện với bạn, coi chương trình hài giải trí,...

Rèn luyện thói quen khoa học

Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng, giảm thiểu cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Bên cạnh đó việc ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng, nạp năng lượng cho cơ thể tốt hơn, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung, có thể bắt đầu từ việc ngủ trưa từ 30 phút, tập thói quen ngủ vào buổi tối có khung giờ nhất định.

Ăn nhiều thực phẩm đắng

Thực phẩm đắng như cà phê, bông cải xanh rabe,... có thể giúp bạn giảm hấp thụ đường trong máu, giảm cảm giác thèm đồ ngọt. Tuy nhiên dù là phương pháp nào thì bạn cũng cần động viên bản thân, quyết tâm vượt qua trong những ngày đầu, về sau bạn sẽ thấy vô cùng xứng đáng.

Hy vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ nhận thức được tác hại của việc nghiện đường là gì, từ đó rèn luyện thói quen hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày, dù biết sẽ khó khăn nhưng nếu kiên trì, khả năng cao bạn sẽ thành công.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường đại học Võ Trường Toản. Nhiều năm làm việc trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin