Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị bỏng kiêng ăn gì? Một số thực phẩm cần tránh

Ngày 23/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị bỏng kiêng ăn gì để vết thương mau lành? Rau muống, thịt gà hay đồ nếp,... Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết này của Nhà thuốc Long Châu.

Bị bỏng kiêng ăn gì để mau lành là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những thực phẩm nên kiêng và lưu ý khi bị bỏng đã được tổng hợp trong bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu. Hãy cùng tham khảo và chia sẻ nếu cần thiết bạn nhé!

Dấu hiệu của việc bị bỏng và cách sơ cứu kịp thời

Bỏng da là tình trạng tổn thương da do các yếu tố như nhiệt độ cao, bức xạ, dòng điện, hoặc hóa chất gây ra.

Các dấu hiệu của việc bị bỏng bao gồm:

  • Bỏng cấp độ I: Da bị đỏ, nhẹ nhàng áp ấn có cảm giác đau nhẹ, không có phồng rộp hoặc bọng nước.
  • Bỏng cấp độ II: Da sưng, đỏ, đau, có phồng rộp, bọng nước phát triển và có thể gây sẹo sau này.
  • Bỏng cấp độ III trở lên: Vết bỏng có diện tích lớn, da chuyển sang màu trắng, sần sùi, và có thể xuất hiện lở loét.
Bị bỏng kiêng ăn gì? Tổng hợp 8 thực phẩm cần tránh 1
Triệu chứng bỏng da ở mỗi cấp độ là khác nhau

Việc sơ cứu ban đầu là rất quan trọng để ngăn chặn vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Các bước sơ cứu có thể thực hiện như sau:

  • Loại bỏ tác nhân gây bỏng và di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Cắt bỏ phần quần áo che phủ vết bỏng.
  • Giảm nhiệt độ của vùng bị bỏng bằng cách ngâm trong nước sạch, mát hoặc chạy nước mát khoảng 15 - 20 phút để giảm đau và phù nề. Đối với bỏng hóa chất, ngâm trong nước khoảng 20 - 30 phút.
  • Giữ vết bỏng sạch và áp dụng băng nhẹ bằng gạc y tế vô khuẩn. Tránh áp dụng băng quá chặt để không làm tổn thương da.
  • Bổ sung nước và nước điện giải hoặc dung dịch oresol để phòng tránh sốc bỏng.
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất và không di chuyển nếu nạn nhân đang trong tình trạng sốc.

Bị bỏng kiêng ăn gì? Gợi ý 8 thực phẩm cần tránh

Vết bỏng hay các vết thương ngoài da khác đòi hỏi thời gian để làm lành và tái tạo da mới. Trong thời gian này, tùy thuộc vào loại thực phẩm bạn ăn mà vết bỏng có thể lành nhanh hay chậm. Dưới đây là một số loại thực phẩm được khuyên nên tránh ăn khi bị bỏng:

Trứng

Sau khi bị tổn thương, da sẽ bắt đầu tái tạo làn da mới từ các vết bỏng. Mặc dù trứng là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng nó có thể gây trở ngại cho quá trình lành vết thương và tạo ra các vết sẹo không đều màu, loang lổ sau khi vết thương lành lại. Dù không gây ra tác động nghiêm trọng như sẹo thâm, nhưng bạn nên hạn chế việc sử dụng trứng khi bị bỏng, đặc biệt là trong giai đoạn vết thương còn đang trong quá trình lành da.

Bị bỏng kiêng ăn gì? Tổng hợp 8 thực phẩm cần tránh 2
Bị bỏng kiêng ăn gì? Trứng là một trong thực phẩm cần tránh

Đồ nếp

Bị bỏng kiêng ăn gì? Một trong những thực phẩm cần tránh đó là đồ nếp. Đồ nếp dùng để chỉ chung các món ăn được làm từ gạo nếp như bánh chưng, xôi, bánh khúc và các món tương tự. Theo quan điểm y học cổ truyền, gạo nếp có tính ấm, có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và làm cho vết thương trở nên nặng hơn và mất thời gian để lành hơn.

Ngoài ra, việc tiếp tục ăn đồ nếp khi có vết thương bỏng có thể làm cho vết thương tiết mủ, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và dẫn đến sự xuất hiện của sẹo. Kết quả là da có thể trở nên sần sùi và mất đi vẻ đẹp tự nhiên.

Thịt gà

Mặc dù thịt gà là một nguồn dinh dưỡng phong phú, nhưng khi gặp phải vết bỏng, không nên ăn thịt gà. Theo quan điểm của Đông y, thịt gà có tính nhiệt, do đó, việc ăn thịt gà khi bị bỏng có thể dẫn đến sưng phù và viêm mủ tại vết bỏng, gây tổn thương nặng và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi.

Ngoài ra, việc tiếp tục ăn thịt gà cũng có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu tại vết thương.

Bị bỏng kiêng ăn gì? Tổng hợp 8 thực phẩm cần tránh 3
Ăn thịt gà có thể gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bị bỏng

Thịt xông khói

Thịt xông khói, mặc dù ngon miệng, lại là một trong những loại thực phẩm gây mất vitamin E và khoáng chất quan trọng cần thiết cho việc tái tạo mô mềm của da. Điều này có thể khiến vết thương bỏng lâu lành hơn và dễ gây ra sẹo, làm mất đi sự thẩm mỹ của da.

Hải sản

Hải sản thường là một nhóm thực phẩm dễ gây ra dị ứng, làm cho vùng da bỏng trở nên ngứa ngáy và khó chịu. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy cần phải gãi liên tục vào vết thương, làm chúng lâu lành hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và gây ra sẹo. Vì vậy, tốt nhất là hạn chế tiêu thụ hải sản khi vết thương bỏng đang trong quá trình phục hồi.

Rau muống

Rau muống thường có tính mát và chứa nhiều vitamin A, giúp kích thích sự tăng sinh các sợi collagen trong vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên để hỏi bị bỏng kiêng ăn gì thì rau muống nằm trong số đó. Bởi sự tăng sinh collagen có thể dẫn đến việc hình thành một lớp mô xơ cứng tại vùng da bị tổn thương, tạo thành vết sẹo lồi, làm mất đi sự thẩm mỹ của da.

Bị bỏng kiêng ăn gì? Tổng hợp 8 thực phẩm cần tránh 4
Không nên ăn rau muống khi bị bỏng, vết thương ngoài da

Thịt bò

Thịt bò là một nguồn cung cấp quan trọng của protein, vitamin B5, kali và các dưỡng chất khác mà cơ thể cần thiết để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt bò khi vết bỏng đang trong quá trình tái tạo có thể gây ra một hiện tượng không mong muốn. Điều này làm tăng sự sản xuất của sắc tố melanin tại vị trí bị bỏng, dẫn đến việc da trở nên sẫm màu và có khả năng hình thành sẹo thâm.

Bánh kẹo

Tương tự như thịt xông khói, bánh kẹo cũng thuộc nhóm thực phẩm gây hao hụt vitamin E và khoáng chất, hai yếu tố quan trọng giúp tái tạo mô mềm. Điều này có thể làm chậm quá trình lành vết thương và kéo dài thời gian phục hồi.

Ngoài ra, lượng đường có trong bánh kẹo cũng là một nguyên nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể, làm tăng sưng và viêm ở vùng bị bỏng, dẫn đến việc vết thương mưng mủ và lâu lành hơn so với bình thường.

Những thực phẩm nên bổ sung khi bị bỏng

Ngoài việc tránh những thực phẩm không tốt, hãy bổ sung các chất dinh dưỡng sau để giúp vết bỏng mau lành:

  • Chất đạm: Giúp làm đầy vết thương và tái tạo mô liên kết.
  • Vitamin A: Thúc đẩy quá trình lành vết thương và tăng sinh tế bào da mới, giảm nguy cơ sẹo.
  • Vitamin C: Hỗ trợ tổng hợp collagen và chống vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng và khó lành.
  • Kẽm: Tái tạo tế bào và tăng cường hệ miễn dịch.

Bệnh nhân bị bỏng cần uống đủ nước hàng ngày để tránh làn da bị khô và tăng tốc quá trình lành vết thương. Hơn nữa, việc nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc cũng hỗ trợ quá trình phục hồi của da tổn thương. Trong trường hợp vết bỏng ngày càng nặng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp thích hợp.

Hy vọng những thông tin trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bị bỏng kiêng ăn gì. Khi bị bỏng, bạn không chỉ cần chú ý chế độ ăn uống mà còn chăm sóc vết thương đúng cách và đi khám bác sĩ định kỳ theo đúng chỉ định nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm