Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Người bị viêm xoang có đi bơi được không?

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ

Viêm xoang ảnh hưởng đầu tiên và rõ nhất đến mũi họng. Ngay khi viêm xoang mới tái phát, bệnh nhân đã gặp phải những triệu chứng đầu tiên như chảy nhiều dịch mũi, ngạt mũi,… Nếu không được chăm sóc kỹ càng, các triệu chứng của viêm xoang sẽ nặng hơn. Vì vậy, nhiều người muốn biết viêm xoang có đi bơi được không?

Bơi là bộ môn thể thao được nhiều người yêu thích. Trong trường hợp sức khỏe bình thường, bơi mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhưng với những người bị viêm xoang thì sao? Liệu nước ở hồ bơi có thể khiến những triệu chứng viêm xoang thêm trầm trọng? Thắc mắc viêm xoang có đi bơi được không sẽ được làm rõ ngay trong bài viết này.

Ảnh hưởng thường gặp nhất của viêm xoang với sức khỏe

Hệ thống khác xoang của con người được bố trí trên sọ mặt, bao quanh khu vực mắt và mũi. Các xoang có lỗ thông với nhau và thông với mũi để đảm bảo sự dẫn lưu dịch xoang. Bệnh viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc bên trong các hốc xoang bị nhiễm trùng dẫn đến sưng tấy, phù nề và tăng tiết dịch. Khi đó, những ảnh hưởng của bệnh không chỉ dừng lại ở phạm vi các xoang. Viêm xoang còn có thể tác động lên mắt, mũi, họng và não. 

viem-xoang-co-di-boi-duoc-khong-0.jpg
Nhiều người bị xoang nặng hơn sau khi đi bơi

Cụ thể, bệnh viêm xoang thường gây ra những ảnh hưởng sau với sức khỏe người bệnh:

  • Các tác nhân gây bệnh viêm xoang như nấm, vi khuẩn, virus, tác nhân dị ứng có thể khiến cơ thể suy yếu miễn dịch và tạo áp lực lên hệ thần kinh. Vì vậy, bệnh nhân viêm xoang thường bị đau nhức đầu.
  • Tác nhân gây bệnh từ một hốc xoang ban đầu có thể theo các lỗ thông lây lan đến các xoang khác, dẫn đến tình trạng viêm đa xoang.
  • Tác nhân gây viêm xoang lây lan đến mắt có thể làm viêm mắt, áp xe mắt.
  • Tác nhân gây bệnh viêm xoang tấn công não có thể gây biến chứng xoang viêm màng não, viêm não.
  • Tác nhân gây bệnh khiến bên trong hốc xoang bị viêm, tăng tiết dịch nhầy. Dịch nhầy này có thể làm bệnh nhân bị ngạt mũi, khó thở, mất khứu giác.
  • Các lỗ dẫn lưu dịch nhầy bị bít tắc khiến dịch xoang khó thoát ra ngoài. Chúng gây áp lực lên khu thành xoang, khiến bệnh nhân có cảm giác nặng đầu, nặng mặt, đau vùng đầu.
  • Vi khuẩn, virus đi xuống họng và hệ hô hấp dưới có thể gây viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,… Người bị bệnh xoang cũng thường xuyên hắt hơi và ho. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm họng.
  • Viêm xoang cũng có thể gây ù tai. Tình trạng nghẹt mũi gây áp lực ở tai giữa, ảnh hưởng đến thính giác và triệu chứng điển hình nhất là ù tai.
viem-xoang-co-di-boi-duoc-khong-1.jpg
Người mắc viêm xoang sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu ở tai, mũi, họng

Vì sao người bị viêm xoang lo ngại việc đi bơi?

Rất nhiều người muốn biết viêm xoang có đi bơi được không vì căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp lên tai, mũi, họng. Trong khi đó, đi bơi cũng gây ảnh hưởng trực tiếp lên tai, mũi, họng. Nhiều người lo ngại việc đi bơi sẽ khiến bệnh viêm xoang thêm trầm trọng cũng đều có cơ sở. Cụ thể như:

Nhiều hồ hơi có nước không đảm bảo vệ sinh do không được lọc tuần hoàn, do người đi bơi ý thức kém, do chứa mầm bệnh từ những người đang mắc bệnh nhưng vẫn đi bơi,… nên chứa nhiều vi khuẩn, virus và tác nhân gây bệnh. Điều này vốn đã làm tăng nguy cơ bị bệnh tai, mũi, họng hay đau mắt ở những người khỏe mạnh bình thường. Với bệnh nhân bị viêm xoang, mắt, tai, mũi, họng đang bị ảnh hưởng nên rất nhạy cảm. Sau khi đi bơi về, nhiều bệnh nhân viêm xoang thấy triệu chứng nặng hơn cũng là điều dễ hiểu.

Nước hồ bơi vốn không sạch. Để làm sạch nước hồ, hầu hết bên vận hành hồ bơi đều dùng sách pha thêm clo và các chất tẩy rửa. Bản thân những chất tẩy nước này cũng có thể gây kích ứng mũi, họng. Vì vậy, chúng cũng có thể là tác nhân khiến các triệu chứng bệnh viêm xoang thêm nặng.

Ngoài ra, khi người bị viêm xoang đi bơi, niêm mạc mũi cũng dễ bị kích thích bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường nước và nhiệt độ cơ thể. Sự chênh lệch nhiệt độ này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hệ miễn dịch với những bệnh nhân viêm xoang có cơ thể đang mệt mỏi. Vì thế, các triệu chứng của viêm xoang như tăng tiết dịch mũi, ngạt mũi, mất khứu giác, ù tai có thể nặng hơn.

Ở người bị viêm xoang, lỗ thông từ xoang ra mũi bị tắc nghẽn. Triệu chứng viêm xoang điển hình là dịch xoang đặc khó dẫn lưu ra ngoài. Tuy nhiên, nước hồ bơi tràn vào mũi lại dễ dàng lọt vào hốc xoang và khó thoát ra được. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virus trú ngụ trong xoang sinh sôi phát triển.

viem-xoang-co-di-boi-duoc-khong-3.jpg
Viêm xoang có nên đi bơi không là điều nhiều người muốn biết

Viêm xoang có đi bơi được không?

Với những lý do trên, nhiều người thực sự băn khoăn viêm xoang có đi bơi được không. Theo các chuyên gia, nếu có sở thích bơi lội, người bị viêm xoang không nhất thiết phải từ bỏ sở thích của mình. Tuy nhiên, khi đi bơi bạn cần lưu ý:

  • Nên lựa chọn một hồ bơi sạch sẽ, có hệ thống lọc tuần hoàn để đảm bảo nước được lọc 24/7 luôn sạch sẽ. Có nhiều công nghệ làm sạch hồ bơi khác nhau. Nhưng người bị viêm xoang nên bơi ở các bể bơi khử khuẩn bằng muối khoáng. Muối khoáng an toàn với họ hơn các loại chất tẩy khác.
  • Trước khi đi bơi, bạn nên chuẩn bị đầy đủ nước muối nhỏ mắt, nước nhỏ mũi, nước muối súc họng và khăn tắm để lau khô tai.
  • Khi bơi, bạn nên hạn chế tối đa việc sặc nước, nuốt phải nước hồ bơi.
  • Không nên bơi quá lâu để cơ thể và hệ hô hấp không bị nhiễm lạnh. Đồng thời, bạn cũng không nên bơi quá nhiều lần trong tuần. Mỗi lần bơi từ 30 - 45 phút và bơi 2 lần/tuần là hợp lý.
  • Nếu không may bị sặc nước, bạn hãy xì sạch nước trong mũi ra. Hãy bịt mũi bên này, xì mũi bên kia và ngược lại. Nếu bị nước vào tai, hãy nghiêng đầu, lắc đầu nhẹ và kéo thẳng vành tai để nước chảy ra ngoài.
  • Bạn có thể bơi ngửa để hạn chế tối đa việc nước tràn vào mũi và họng.
  • Tránh đi bơi vào thời điểm các triệu chứng của bệnh viêm xoang đang ở mức cao trào. Nếu bệnh xoang mới khởi phát, bạn hãy tạm hoãn việc đi bơi và dùng thuốc giảm viêm xoang để bệnh nhanh khỏi. Sau khi khỏi bệnh, bạn nên bơi với thời gian và tần suất phù hợp để tránh làm bệnh tái phát.
viem-xoang-co-di-boi-duoc-khong-4.jpg
Không nên đi bơi khi triệu chứng xoang đang bùng phát

Tóm lại, bơi lội là bộ môn thể thao tốt cho sức khỏe. Với câu hỏi viêm xoang có đi bơi được không, câu trả lời của các chuyên gia là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn nên chọn thời điểm, địa điểm, thời gian bơi thích hợp để tránh làm các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng.

Xem thêm: Điều trị viêm xoang bằng laser có tốt không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin