Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên và những điều cần biết

Ngày 19/08/2023
Kích thước chữ

Còi xương là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi độ tuổi bao gồm cả độ tuổi thiếu niên. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng lâu dài, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên.

Còi xương là tình trạng cơ thể thiếu hụt vitamin D3 và rối loạn chuyển hóa vitamin D3. Bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến xương bị dị dạng vĩnh viễn. Vậy đâu là nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên?

Còi xương ở tuổi thiếu niên là bệnh gì?

Còi xương ở tuổi thiếu niên là một dạng loãng xương đối với người đang trong độ tuổi thiếu niên. Bệnh xảy ra do cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin B và/hoặc những chất khoáng cần thiết như phốt pho, canxi,... Đặc trưng của còi xương ở tuổi thiếu niên là tình trạng xương bị mềm yếu, người bệnh chậm phát triển chiều cao, vận động không linh hoạt, răng mọc không đều, dễ hư hỏng hoặc dị dạng xương. Ngoài ra, bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên còn khiến người bệnh khó ngủ, bị rụng tóc, ra mồ hôi trộm, thường xuyên gặp tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, lá lách to, da xanh xao,...

nguyen-nhan-benh-coi-xuong-o-tuoi-thieu-nien-va-nhung-dieu-can-biet 1.jpg
Còi xương ở tuổi thiếu niên là một dạng loãng xương đối với người đang trong độ tuổi thiếu niên

Nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Hiện nay, số lượng người bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên có xu hướng tăng nhanh. Để hạn chế tình trạng này, cùng tìm hiểu nguyên nhân còi xương ở tuổi thiếu niên ngay sau đây.

Do yếu tố di truyền

Nếu trong gia đình có người đã từng bị còi xương hoặc bị rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng di truyền thì thế hệ sau có tỷ lệ mắc bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên cao hơn thông thường.

Chế độ dinh dưỡng không cân đối hoặc thiếu dưỡng chất

Chế độ ăn nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng, mất cân đối là một trong những nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên. Bởi cơ thể không nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, dễ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D, canxi và một số khoáng chất khác dẫn đến bệnh còi xương.

Canxi và phốt pho có chức năng xây dựng, củng cố và củng cố khung xương, trong khi đó, vitamin D giúp điều hòa và tăng hấp thu khoáng chất, tăng mật độ và hoàn thiện khung xương. Chính vì vậy, nếu thiếu hụt các dưỡng chất nêu trên, xương sẽ suy yếu và kèm theo nhiều biến chứng khác.

nguyen-nhan-benh-coi-xuong-o-tuoi-thieu-nien-va-nhung-dieu-can-biet 2.jpg
Thiếu dưỡng chất là một trong những nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Do một số bệnh lý

Người mắc một trong các bệnh lý như: Xơ nang, bệnh celiac, bệnh viêm ruột hay mắc những vấn đề về thận có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao. Bởi các bệnh lý này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.

Thói quen sinh hoạt không khoa học

Những thói quen sinh hoạt như ngủ trễ, ngủ không đủ giấc, lười vận động tay chân, uống quá ít nước hoặc thường xuyên không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời làm cản trở khả năng hấp thu và chuyển hóa khoáng chất trong cơ thể. Từ đó gây nên tình trạng còi xương ở tuổi thiếu niên.

Ảnh hưởng của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc kháng virus, thuốc chống động kinh gây nên tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng. Từ đó khiến xương không nhận đủ vitamin D và các khoáng chất cần thiết gây nên tình trạng còi xương ở tuổi thiếu niên.

Ăn kiêng quá đà

Ở độ tuổi dậy thì, nhiều bạn trẻ lo lắng về cân nặng ảnh hưởng đến vóc dáng của mình vì vậy lựa chọn chế độ ăn kiêng để kiểm soát cân nặng, đặc biệt là đối với các bạn nữ. 

nguyen-nhan-benh-coi-xuong-o-tuoi-thieu-nien-va-nhung-dieu-can-biet 3.jpg
Ăn uống kiêng khem khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng

Một số biến chứng của bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên

Bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên không chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài mà còn gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể như:

  • Bị dị tật xương vĩnh viễn;
  • Nguy cơ gãy xương cao;
  • Động kinh;
  • Chức năng hô hấp bị hạn chế;
  • Răng mọc không đều, lộn xộn, dễ bị sâu răng;
  • Dị dạng xương chậu gây tình trạng khó sinh ở nữ;
  • Chân vòng kiềng, tay cong hoặc chân chữ bát;
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở độ tuổi trưởng thành.

Cách khắc phục tình trạng còi xương ở tuổi thiếu niên

Từ những nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên nêu trên, để điều trị bệnh còi xương người bệnh cần áp dụng những cách sau đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý: Đây là một cách phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người còi xương nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng có những nhóm chất như tinh bột, chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải bổ sung vitamin D, canxi, phốt pho và dầu mỡ.
  • Tắm nắng: Người bệnh nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10 - 30 phút mỗi ngày và tắm nắng trước 9 giờ sáng để đảm bảo an toàn cho da. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời giúp cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin D, từ đó giúp điều trị còi xương ở tuổi thiếu niên.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao: Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ xương được kéo giãn, thúc đẩy tiết ra các hormone, hỗ trợ xương chắc khỏe hơn.
  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đúng giờ: Việc thức khuya dậy trễ làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, khiến cơ thể uể oải. Bên cạnh đó, dậy trễ sẽ khiến bạn bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đi ngủ sớm mỗi ngày để có giấc ngủ sâu sau 23 giờ, đây là thời điểm để hormone tăng trưởng trong cơ thể tiết ra mạnh nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân bệnh còi xương ở tuổi thiếu niên. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ và có những giải pháp để khắc phục tình trạng còi xương, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm