Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau dọc đường đi của thực quản là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến, có thể gặp ở cả người trẻ và người già. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến bị đau dọc đường đi của thực quản? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đau dọc đường đi của thực quản là một triệu chứng phổ biến và cần được chú ý đúng mức. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến thực quản.
Thực quản là một ống trống, kết nối họng với dạ dày. Ở người trưởng thành, thực quản thường dài khoảng 25 - 30cm. Đây là một cơ quan di động, được gắn với các cơ quan khác bởi cấu trúc lỏng lẻo.
Chức năng chính của thực quản là vận chuyển thức ăn từ họng đến dạ dày. Thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa sẽ đi thẳng vào dạ dày. Trong trường hợp thức ăn khó tiêu hóa, các cơn co bóp sẽ xảy ra trong thực quản để đẩy thức ăn xuống dạ dày dễ dàng hơn.
Ngoài ra, thực quản cũng giúp hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị. Tiếp xúc kéo dài với dịch vị có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Thực quản cũng tham gia vào quá trình đào thải chất từ dạ dày ra bên ngoài cơ thể, thông qua các biểu hiện như nôn, trớ, ợ hơi.
Do phải hoạt động liên tục, thực quản rất dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau dọc theo đường đi của nó. Điều này có thể cảnh báo về một số vấn đề sức khỏe.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn cảm thấy đau dọc đường đi của thực quản là thói quen ăn uống không lành mạnh. Khi đó, người bệnh gặp phải các triệu chứng như: Đau tức ngực, đau họng, khó nuốt, cảm thấy khó khăn khi ăn uống, thường bị nghẹn, dễ nôn trớ.
Một số bệnh lý thực quản gây ra tình trạng đau dọc đường đi của thực quản thường gặp hiện nay là: Viêm thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, co thắt thực quản hoặc nghẽn dị vật thực quản,… cụ thể như sau:
Viêm loét thực quản là tình trạng xảy ra do chất trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào tần suất và thời gian niêm mạc thực quản tiếp xúc với chất trào ngược.
Một số bệnh nhân bị viêm loét thực quản do dị ứng với thực phẩm như sữa, trứng, thịt bò hoặc đậu nành. Nhiều trường hợp cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bị virus, vi khuẩn tấn công.
Triệu chứng chính của bệnh là cơn đau dọc theo thực quản, đặc biệt là ở khu vực thượng vị hoặc giữa ngực. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn no. Nhiều bệnh nhân còn bị đau họng, họng sưng và khàn tiếng. Tình trạng đau thực quản cũng khiến người bệnh ăn uống khó khăn, cảm thấy khó nuốt và có vị đắng trong miệng. Về lâu dài, người bệnh sẽ bị sụt cân rất nhanh và mất kiểm soát.
Co thắt thực quản là một bệnh lý khá phổ biến, được chia thành hai dạng chính: Co thắt thực quản lan tỏa và co thắt thực quản cục bộ. Trong đó, người mắc co thắt thực quản lan tỏa phải trải qua cơn đau kéo dài, trong khi co thắt thực quản cục bộ chỉ xuất hiện tập trung ở một khu vực, gây ra các triệu chứng như tức ngực và khó thở.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến co thắt thực quản và đau dọc đường đi của thực quản bao gồm: Tiền sử trào ngược dạ dày - thực quản, thói quen ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như tình trạng căng thẳng kéo dài.
Lưu ý, các triệu chứng của co thắt thực quản rất dễ nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa khác. Do đó, nếu không phân biệt chính xác và điều trị không đúng cách, tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, khi xuất hiện các dấu hiệu như khó nuốt, buồn nôn và đau ép ngực, tốt nhất bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.
Nghẽn dị vật thực quản cũng có thể gây ra tình trạng đau dọc theo đường đi của thực quản. Khi các dị vật như thức ăn, xương,... bị mắc kẹt trong thực quản gây khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt thức ăn hoặc nước bọt, gây đau và cảm giác khó chịu tại khu vực thực quản bị vướng, cảm thấy đau khi nuốt. Điều này có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, không nên chủ quan.
Trẻ nhỏ dễ bị nghẹn dị vật thực quản do tính hiếu động, thường hay ngậm và nuốt các vật nhỏ như cúc áo, đồng xu,... Trường hợp người lớn bị nghẹn dị vật do thói quen ăn uống không cẩn thận, không nhai kỹ, dẫn đến việc hóc xương.
Để chẩn đoán bệnh lý về thực quản, đầu tiên bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về các triệu chứng đang gặp phải, như khó nuốt, đau tức ngực, ho, nôn,...
Sau đó, bác sĩ sẽ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, có thể bao gồm:
Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây ra các triệu chứng, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.
Việc lựa chọn các xét nghiệm cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng để chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
Tóm lại, đau dọc đường đi của thực quản là một triệu chứng cần được chú ý và điều trị kịp thời. Khi gặp phải triệu chứng đau dọc thực quản, người bệnh nên chủ động theo dõi, đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị dứt điểm. Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.