Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nói chung. Vậy nguyên nhân gây mất ngủ là gì? Làm cách nào để phòng ngừa?
Giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Mất ngủ, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày cũng như sức khỏe lâu dài. Nguyên nhân gây mất ngủ rất nhiều như căng thẳng, lo lắng, sử dụng chất kích thích,... và những nguyên nhân khác. Vậy bạn muốn biết nguyên nhân mất ngủ là gì thì hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Mất ngủ là bệnh gì?
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người vì giúp tái tạo năng lượng và cơ thể được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, học tập.
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến bao gồm các dạng như không ngủ ngon, khó ngủ, dễ giật mình, thức dậy sớm, khó quay lại giấc ngủ và cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy. Nếu tình trạng này kéo dài ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, tinh thần mệt mỏi, thiếu sức sống làm việc.
Người trưởng thành nên đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để cảm thấy thoải mái, đầy năng lượng sau khi thức dậy.
Tác hại của việc mất ngủ
Giấc ngủ là một trong những yếu tố rất quan trọng để có sức khỏe tốt. Mất ngủ hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày như giảm năng suất làm việc, mệt mỏi vào buổi sáng,... Cho dù bạn khó ngủ hay mất ngủ hoàn toàn, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, các mối quan hệ và năng suất làm việc của bạn. Nếu bạn bị mất ngủ, bác sĩ có thể giúp bạn xác định loại chứng mất ngủ mà bạn mắc phải.
Mất ngủ nguyên phát là chứng mất ngủ không phải do triệu chứng của bệnh lý khác. Mất ngủ được chia thành hai loại là cấp tính hoặc mãn tính. Mất ngủ cấp tính chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, nhưng mất ngủ mãn tính là tình trạng lâu dài.
Nếu chứng mất ngủ xuất phát từ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn thì được gọi là chứng mất ngủ thứ phát. Đây là loại mất ngủ phổ biến nhất, có thể cấp hoặc mãn tính. Một số nguyên nhân phổ biến và yếu tố nguy cơ gây mất ngủ thứ phát có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể.
Nguyên nhân mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng khá phổ biến xảy ra không chỉ ở người lớn tuổi mà còn ở người trẻ hiện nay vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân mất ngủ chính
Một số nguyên nhân được xác định là gây rối loạn giấc ngủ bao gồm:
Áp lực cuộc sống, công việc, tiền bạc, sức khỏe,... khiến đầu óc hoạt động nhiều hơn vào buổi tối, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, các sự kiện trong cuộc sống như thương tích, tử vong, bệnh tật, mất việc,... liên quan đến bản thân hoặc người thân cũng có thể gây ra tình trạng này.
Thói quen ngủ không tốt: Ngủ không đủ, không đúng giờ, không ngủ trưa, hoạt động kích thích trước khi đi ngủ, tư thế ngủ không thoải mái, xem tivi, sử dụng điện thoại, máy tính, chơi game trước khi đi ngủ.
Ăn quá nhiều vào bữa tối: Trước khi đi ngủ, bạn chỉ nên ăn nhẹ, vì ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể phải hoạt động để tiêu hoá thức ăn. Một số người gặp phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản, khiến cơ thể tỉnh táo dẫn đến khó ngủ.
Lịch trình làm việc bận rộn: Nhịp sinh học của cơ thể giống như một chiếc đồng hồ hoạt động như một chu trình bao gồm ngủ, trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể. Khi nhịp sinh học bị thay đổi, cơ thể sẽ khó ngủ hoặc không thể ngủ được, có thể do lệch múi giờ khi đi du lịch nước ngoài, làm việc quá muộn hoặc sớm liên tục thay đổi sớm.
Nguyên nhân mất ngủ khác
Một số nguyên nhân khác như:
Rối loạn sức khỏe tâm thần: Những người mắc chứng rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bệnh nhân. Thức dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc theo toa có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như thuốc trầm cảm, thuốc trị hen suyễn, thuốc cao huyết áp. Một số loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau, dị ứng, cảm lạnh, thuốc hỗ trợ giảm cân có chứa caffeine và một số chất kích thích gây cản trở giấc ngủ.
Một số bệnh liên quan đến chứng mất ngủ như đau mãn tính, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, bệnh Parkinson, hay bệnh Alzheimer,...
Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn thỉnh thoảng ngừng thở suốt đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.
Đồ uống có chứa caffeine, nicotine, rượu, trà, nước ngọt,... là những chất kích thích không nên dùng vào buổi tối vì sẽ khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Chất nicotine có trong thuốc lá là chất kích thích làm gián đoạn giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng cũng làm gián đoạn giai đoạn ngủ sâu hơn và đánh thức bạn vào giữa đêm.
Tuổi tác: Người lớn tuổi thường có xu hướng mắc chứng mất ngủ. Những thay đổi nhỏ trong môi trường sống hay tiếng ồn có thể dễ dàng đánh thức người lớn tuổi. Khi già đi, cơ thể cảm thấy mệt mỏi vào buổi tối sớm hơn và thức dậy rất sớm. Tuy nhiên, người già vẫn cần ngủ nhiều hơn người trẻ.
Ít hoạt động thể chất: Thiếu hoạt động có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu không hoạt động thể chất đầy đủ, bạn dễ ngủ trưa mỗi ngày, điều này làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.
Đối tượng dễ bị mất ngủ
Có một số đối tượng dễ bị mất ngủ như:
Nữ giới: Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt và mãn kinh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong thời kỳ mãn kinh, đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra ở phụ nữ mang thai.
Người trên 60 tuổi: Những thay đổi về sức khỏe và giấc ngủ khiến bệnh nặng hơn theo tuổi tác.
Những người thường xuyên thay đổi công việc và môi trường làm việc.
Người thường xuyên bị căng thẳng và áp lực.
Những người bị rối loạn sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất.
Cách phòng ngừa mất ngủ hiệu quả
Xây dựng thói quen ngủ khoa học giúp tránh tình trạng mất ngủ và ngủ ngon hơn:
Thực hành thời gian đi ngủ và thức dậy trong thời gian cụ thể ngay cả vào cuối tuần.
Vận động thường xuyên giúp bạn ngủ ngon hơn.
Kiểm tra loại thuốc bạn đang dùng xem có chứa thành phần gây mất ngủ hay không.
Hạn chế ngủ trưa quá 30 phút.
Tránh uống đồ uống có chứa caffeine và không hút thuốc vào buổi tối.
Không ăn hoặc uống trước 2 giờ ngủ để tránh khó đi vào giấc ngủ.
Thư giãn trước khi ngủ như tắm nước nóng, đọc sách, nghe nhạc, thiền,...
Mất ngủ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng nên cần phải có kế hoạch để có được giấc ngủ ngon và sâu. Những nguyên nhân mất ngủ trong bài viết trên sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng mất ngủ hiệu quả.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.