Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân trầm cảm theo mùa là gì? Triệu chứng và cách chữa trị như thế nào?

Ngày 18/09/2023
Kích thước chữ

Trầm cảm theo mùa là bệnh lý nhiều người gặp phải, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại cản trở cuộc sống, công việc và tinh thần của người bệnh. Để biết thêm về bệnh trầm cảm theo mùa, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Long Châu.

Bệnh trầm cảm theo mùa khiến nhiều người sụt năng lượng, mệt mỏi, chán nản, không có năng lượng để làm việc,... gây nên nhiều tác động xấu. Khi trầm cảm trở nặng có thể gây rối loạn cảm xúc lưỡng cực, thậm chí là những hành vi tự tổn thương bản thân.

Thế nào là trầm cảm theo mùa?

Bệnh trầm cảm theo mùa nói riêng và bệnh trầm cảm nói chung và bệnh lý về rối loạn cảm xúc. Riêng với bệnh trầm cảm theo mùa sẽ được kích hoạt theo điều kiện thời tiết bệnh lý thay đổi theo mùa. Thời gian dễ xuất hiện bệnh nhất là khoảng mùa đông hoặc mùa thu, người bệnh khi này dễ rơi vào trầm tư, hay suy nghĩ, buồn rầu và tinh thần kém. 

Trầm cảm theo mùa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 1
Trầm cảm theo mùa thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa thu và mùa đông

Rối loạn cảm xúc theo mùa, trầm cảm theo mùa ảnh hưởng rất nhiều đến nhịp sống cũng như công việc hàng ngày của người bệnh. Đa số bệnh nhân bị trầm cảm theo mùa cho biết họ khó tập trung, giảm trí nhớ và hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, tinh thần ngày một sa sút hơn.

Bệnh trầm cảm theo mùa với những dấu hiệu nêu trên có tính chất chu kỳ, lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định và trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa thu, mùa đông hàng ngày. Trong khi đó, mùa xuân và mùa hạ, tinh thần tốt hơn và có dấu hiệu phục hồi.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm theo mùa

Đến nay, nền y học hiện đại vẫn chưa thể xác định một cách chính xác về nguyên nhân, yếu tố dẫn đến bệnh lý trầm cảm theo mùa. Tuy nhiên các chuyên gia đưa đến một số nhận định như thiếu ánh nắng mặt trời có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh này. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm theo mùa gồm:

Rối loạn nhịp sinh học: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhịp sinh học giúp điều chỉnh tâm trạng và giấc ngủ của con người nhưng đến mùa thu, đông, thiếu đi ánh sáng mặt trời khiến cho nhịp sinh học bị rối loạn, cơ thể không còn theo lịch trình ban đầu nữa, cơ thể chưa thích ứng kịp với nhịp sinh học mới dễ dẫn đến mệt mỏi và trầm cảm theo mùa.

Suy giảm nồng độ Serotonin: Các nhà khoa học cho biết, nồng độ hormone Serotonin có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần, cảm xúc cũng như nguy cơ bị trầm cảm theo mùa. Qua một số nghiên cứu chỉ ra rằng, mùa thu và mùa đông cơ thể tiết ra ít hormone hạnh phúc Serotonin hơn vì thiếu ánh sáng mặt trời nên những người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị trầm cảm bởi ảnh hưởng của thời tiết.

Nồng độ hormone Melatonin tăng: Một yếu tố nữa được cho là nguyên nhân gây trầm cảm theo mùa là vì nồng độ Melatonin tăng lên đột ngột vào mùa đông và mùa thu. Loại hormone này có thể làm tinh thần mệt mỏi, kém tỉnh táo, giảm tập trung, chán nản,... lâu dần gây bệnh trầm cảm.

Thiếu vitamin D: Ánh nắng mặt trời là nguồn kích thích cơ chế tự sản sinh vitamin D hiệu quả ở người nhưng đến mùa thu, đông ít ánh nắng hơn, cơ thể giảm thiểu vitamin D dẫn đến nguy cơ bị thiếu vitamin D và khó kiểm soát được nồng độ hormone Serotonin ở mức ổn định.

Stress, tiêu cực: Suy nghĩ nhiều theo chiều hướng tiêu cực, stress công việc, áp lực dài ngày,... là những tác nhân tưởng chừng bình thường nhưng hoàn toàn có thể gây bệnh trầm cảm theo mùa nếu không được kiểm soát và xử lý dứt điểm.

Trầm cảm theo mùa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 2
Áp lực công việc, gia đình, tình cảm,... tăng nguy cơ trầm cảm theo mùa

Cách nhận biết trầm cảm theo mùa

Để nhận biết bệnh trầm cảm theo mùa, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đưa ra danh sách các triệu chứng bệnh trầm cảm như sau để người bệnh dễ theo dõi sức khỏe.

  • Cảm thấy buồn bã, chán nản, không muốn làm việc, học tập. Cảm giác này có thể kéo dài cả ngày hoặc một khoảng thời gian nhất định tùy mức độ của bệnh.
  • Lo lắng, tâm trạng bất an, sợ hãi, căng thẳng.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu năng lượng.
  • Suy nghĩ tiêu cực về mọi việc, mọi vấn đề xung quanh.
  • Tuyệt vọng về cuộc sống, nhận thấy bản thân vô dụng, không có giá trị và là gánh nặng cho người khác.
  • Dễ bị kích động, dễ nổi giận với mọi người, mọi việc.
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung trong công việc, học tập, dẫn đến ngày càng chán nản, suy nghĩ tiêu cực về bản thân nhiều hơn.
  • Thèm ăn liên tục, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, đường gây tăng cân.
  • Mất hứng thú khi làm việc, học tập, kể cả với sở thích hàng ngày.
  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ ít càng gây nên mệt mỏi.
  • Suy nghĩ tiêu cực, tự làm hại bản thân và có suy nghĩ đến cái chết, tự tử.

Chữa trị trầm cảm theo mùa như thế nào?

Khi nghi ngờ mắc bệnh và được chẩn đoán bị trầm cảm theo mùa, người bệnh sẽ được chỉ định các phương án điều trị khác nhau tùy theo tình trạng bệnh lý, sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là những cách thường dùng nhất trong điều trị trầm cảm theo mùa.

Liệu pháp ánh sáng: Đa số bệnh nhân bị trầm cảm theo mùa là do yếu tố tự nhiên thiếu ánh nắng mặt trời nên liệu pháp ánh sáng được sử dụng khá phổ biến để chữa cho các bệnh nhân bị nhẹ đến vừa. Người bệnh sẽ được chỉ định ngồi gần đèn chiếu chuyên dụng khoảng 1 giờ mỗi khi thức dậy để kích thích sản sinh hormone và vitamin D cho cơ thể.

Dùng thuốc: Thuốc là liệu pháp khá phổ biến trong điều trị trầm cảm theo mùa. Các loại thuốc thường dùng là thuốc chống trầm cảm, thuốc hỗ trợ sản sinh và ổn định nồng độ Serotonin. 

Trầm cảm theo mùa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị 3
Các loại thuốc chữa bệnh trầm cảm cần được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn sử dụng

Trị liệu bằng tâm lý: Trò chuyện, đi dạo, tham gia các khóa học theo sở thích,... là những điều bác sĩ tâm lý khuyên người bệnh trầm cảm theo mùa nên làm để chữa bệnh lâu dài, tăng cường khả năng quản lý cảm xúc, tìm kiếm niềm vui trong công việc, cuộc sống.

Nhìn chung, bệnh trầm cảm theo mùa không quá nghiêm trọng hay ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu bệnh không được điều trị có thể khiến bệnh nhân suy nghĩ tiêu cực, xảy đến những hành động tự tổn thương. Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có triệu chứng bị trầm cảm theo mùa bạn nên đi gặp bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin