Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nhận biết trẻ mắc dị vật tai mũi họng và cách xử trí

Ngày 29/03/2024
Kích thước chữ

Dị vật tai mũi họng là một trong những tình trạng khẩn cấp đòi hỏi các phương pháp chẩn đoán và điều trị khác nhau tùy vào vị trí mắc dị vật. Vì vậy cha mẹ cần nhận biết sớm các triệu chứng và sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Mắc dị vật tai mũi họng là một tình trạng khá phổ biến nhất là với đối tượng thường trẻ em. Các dị vật thường gặp nhất là thực phẩm có hình dạng tròn nhỏ, đồ chơi bằng nhựa và đồ gia dụng nhỏ. Chẩn đoán thường bị trì hoãn vì nguyên nhân trẻ không được quan sát, các triệu chứng không đặc hiệu và bệnh nhân thường bị chẩn đoán sai ngay ở thời điểm ban đầu.

Dị vật tai mũi họng

Điều đáng lo ngại cho cha mẹ là khi trẻ nhỏ cho một vật vào tai, mũi hoặc miệng. Các vật cho vào miệng có thể bị nuốt hoặc hít vào phổi. Nếu trẻ bị nghẹn hay có triệu chứng gì bất thường về đường thở, bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế cấp cứu ngay lập tức.

Dị vật trong tai

Dị vật trong tai có thể là bất cứ thứ gì trẻ có thể nhét vào tai được. Một số vật dụng thường thấy trong ống tai bao gồm:

  • Đồ ăn;
  • Côn trùng;
  • Đồ chơi;
  • Nút quần áo;
  • Pin nhỏ.

Cha mẹ phải nhận thức được rằng trẻ em có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho bản thân hoặc những đứa trẻ khác bằng cách đặt đồ vật vào tai. Nguyên nhân trẻ cho đồ vật vào tai thường là do trẻ buồn chán, tò mò hoặc bắt chước những đứa trẻ khác. Đôi khi, một đứa trẻ có thể nhét một vật vào tai một đứa trẻ khác trong khi chơi. Côn trùng cũng có thể bay vào ống tai, gây nguy hại tiềm tàng. Người ta cũng lưu ý rằng trẻ em bị nhiễm trùng tai ngoài mãn tính có xu hướng nhét đồ vật vào tai thường xuyên hơn.

Nhận biết trẻ mắc dị vật tai mũi họng và cách xử trí 1
Dị vật tai mũi họng có thể gây tổn thương các cơ quan

Dị vật trong mũi

Các vật đưa vào mũi trẻ thường là những vật mềm. Những thứ này bao gồm khăn giấy, đất sét và các mảnh đồ chơi hoặc tẩy. Đôi khi, dị vật có thể lọt vào mũi khi trẻ đang cố ngửi vật đó.

Dị vật trong đường thở

Có dị vật trong đường thở gây nghẹt thở là một trường hợp cấp cứu y tế và cần được xử trí ngay lập tức. Dị vật có thể mắc kẹt ở nhiều nơi khác nhau trong đường thở. Cũng như các vấn đề về dị vật khác, trẻ có xu hướng cho đồ vật vào miệng khi buồn chán hoặc tò mò. Sau đó, trẻ có thể hít sâu và dị vật sẽ mắc kẹt trong khí quản thay vì thực quản. Thức ăn có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn ở trẻ chưa có đủ răng để nhai hoàn toàn hoặc đơn giản là trẻ nhai không kỹ. Trẻ cũng chưa có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa miệng và lưỡi nên cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề tương tự. Trẻ em dưới bốn tuổi có nguy cơ bị nghẹn những đồ vật nhỏ cao nhất, bao gồm:

  • Đồ chơi;
  • Sỏi;
  • Nút quần áo;
  • Đồng xu;
  • Trái cây, hạt trái cây có hình dáng tròn nhỏ.

Trẻ em khi nuốt dị vật cần được theo dõi rất chặt chẽ để tránh trường hợp nghẹt thở khẩn cấp dẫn đến suy hô hấp, ngưng tim ngưng thở.

Nhận biết trẻ mắc dị vật tai mũi họng và cách xử trí 2
Dị vật trong tai

Triệu chứng khi có dị vật tai mũi họng

Một số dị vật khi lọt vào tai có thể không gây ra triệu chứng, trong khi các vật khác chẳng hạn như thức ăn và côn trùng, có thể gây đau tai, đỏ hoặc chảy dịch. Thính giác có thể bị ảnh hưởng nếu dị vật chặn ống tai.

Triệu chứng phổ biến nhất của dị vật trong mũi là chảy nước mũi. Dịch tiết ra chỉ xuất hiện ở bên mũi có dị vật và thường có mùi hôi. Trong một số trường hợp, trẻ còn có thể bị chảy máu mũi.

Nuốt phải dị vật vào đường thở cần được đến các cơ sở y tế để xử trí ngay lập tức . Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất có thể cho thấy trẻ đang bị nghẹn. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Nghẹt thở hoặc bịt miệng khi hít vào vật thể lần đầu tiên.
  • Ho.
  • Khò khè (nghe như tiếng huýt sáo, thường phát ra khi trẻ thở ra).

Mặc dù các triệu chứng ban đầu được liệt kê ở trên sẽ giảm bớt nhưng dị vật vẫn có thể cản trở đường thở. Các triệu chứng sau đây có thể cho thấy dị vật vẫn đang gây tắc nghẽn đường thở:

  • Thở rít (âm thanh the thé thường được nghe thấy khi trẻ thở).
  • Ho ngày càng nặng hơn.
  • Không nói được.
  • Đau ở vùng cổ họng hoặc ngực.
  • Khàn tiếng.
  • Tím tái.
  • Ngưng thở.
  • Hôn mê.

Dị vật trong đường thở có thể gây ra một loạt các thay đổi, từ các triệu chứng tối thiểu, thường không được quan sát, đến suy hô hấp và thậm chí tử vong. Viêm phổi và xẹp phổi cũng có thể xảy ra.

Dị vật trong cổ họng gây trầy xước, rách và thủng, kèm theo áp xe và nhiễm trùng mô mềm xung quanh. Nếu chúng vào trong đường thở sẽ gây thương tích hoặc nhiễm trùng ở ngực hoặc thậm chí tổn thương mạch máu đến động mạch chủ hoặc mạch máu phổi.

Dị vật trong tai gây nhiễm trùng ống tai gây đau tai, chảy mủ và giảm thính lực.

Nhận biết trẻ mắc dị vật tai mũi họng và cách xử trí 3
Đồ chơi có kích thước nhỏ có thể gây nguy hiểm cho trẻ

Xử trí và điều trị khi trẻ có dị vật tai mũi họng

Khi điều trị dị vật trong tai, bác sĩ sẽ nhanh chóng loại bỏ dị vật đó. Sau đây là một số kỹ thuật, thủ thuật mà bác sĩ có thể sử dụng để lấy dị vật ra khỏi ống tai:

  • Dụng cụ nội soi tai mũi họng.
  • Nam châm đôi khi được sử dụng nếu vật đó là kim loại.
  • Làm sạch ống tai bằng nước.
  • Máy có lực hút giúp kéo dị vật ra ngoài.

Sau khi lấy dị vật ra, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tai để xác định xem ống tai có bị tổn thương hay không. Thuốc kháng sinh nhỏ tai có thể được kê toa để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào có thể xảy ra.

Để điều trị dị vật trong mũi, bác sĩ cũng sẽ nhanh chóng loại bỏ dị vật. Việc an thần cho trẻ đôi khi là cần thiết để loại bỏ dị vật thành công. Điều này phải được thực hiện tại bệnh viện hay những cơ sở y tế uy tín, tùy thuộc vào mức độ của vấn đề và sự hợp tác của trẻ. Sau đây là một số thao tác mà bác sĩ có thể sử dụng để lấy dị vật ra khỏi mũi:

  • Dùng máy hút có gắn ống.
  • Dụng cụ có thể được đưa vào mũi, kẹp gắp dị vật đưa ra ngoài.

Sau khi loại bỏ dị vật, bác sĩ của con bạn có thể kê đơn thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc kháng sinh để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào có thể xảy ra.

Việc điều trị vấn đề dị vật đường thở thay đổi tùy theo mức độ tắc nghẽn đường thở. Nếu dị vật chặn hoàn toàn đường thở, trẻ sẽ không thể thở hay nói chuyện và môi sẽ tím tái. Đây là trường hợp cấp cứu y tế và bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để cấp cứu khẩn cấp. Đôi khi cần phải phẫu thuật để loại bỏ dị vật. Trẻ vẫn nói và thở nhưng có các triệu chứng khác cũng cần được bác sĩ đánh giá ngay lập tức.

Nhận biết trẻ mắc dị vật tai mũi họng và cách xử trí 4
Việc điều trị vấn đề dị vật đường thở thay đổi tùy theo mức độ tắc nghẽn đường thở

Để tránh dị vật tai mũi họng, bạn nên cắt thực phẩm thành từng miếng nhỏ vừa miệng trẻ, không bao giờ để trẻ nhỏ ăn khi đang chạy, chơi, hay khi nằm, giữ tiền xu và các vật dụng nhỏ ngoài tầm với của con bạn đồng thời học cách sơ cứu hóc dị vật khi trẻ bị nghẹn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin