Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Những ai không nên ăn chay?

Ngày 04/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ăn chay là xu hướng phổ biến được nhiều người áp dụng nhằm nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, chế độ ăn chay không được khuyến khích đối với một số đối tượng đặc biệt. Vậy, những ai không nên ăn chay?

Ăn chay được biết đến là chế độ ăn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên chế độ ăn này cũng có một số nhược điểm dẫn đến không phù hợp để áp dụng cho mọi đối tượng. Vậy, những ai không nên ăn chay?

Ăn chay là gì?

Ăn chay là một chế độ ăn kiêng ăn thực phẩm thịt và các sản phẩm liên quan đến hoạt động giết mổ động vật, thay vào đó là sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: Đậu, rau, trái cây, ngũ cốc,...

Hiện nay có nhiều hình thức ăn chay phù hợp cho nhiều nhóm người từ các quốc gia và các nền văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu ăn chay khác nhau.

Những ai không nên ăn chay? 2
Ăn chay được chia thành nhiều chế độ ăn khác nhau

Ăn chay được chia ra nhiều chế độ ăn. Trong đó phổ biến bao gồm:

  • Ăn thuần chay: Đây là hình thức ăn nghiêm ngặt nhất trong các chế độ ăn chay. Người ăn thuần chay nói không với tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật không liên quan đến hoạt động giết mổ bao gồm cả sữa, mật ong, trứng,… Người ăn thuần chay chỉ sử dụng những thực phẩm từ thực vật.
  • Ăn chay bán phần: Ăn chay bán toàn phần (ăn chay bán phần) khác với ăn chay toàn phần khi chỉ hạn chế một số các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Người ăn chay bán phần không từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng thịt mà chỉ giảm bớt một số loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, thịt nai,… mà không loại bỏ thịt gia cầm, hải sản hay trứng và sữa.
  • Ăn chay có trứng và sữa: Đây là chế độ ăn chay thịnh hành nhất thế giới. Người thuộc trường phái này ngoài sử dụng thực từ thực vật còn có thể dùng thực phẩm sản xuất từ động vật không liên quan đến giết mổ như: Trứng, sữa trong thực đơn hàng ngày.
  • Ăn chay có trứng: Đối với chế độ ăn chay này, người ăn chay sẽ không sử dụng các thực phẩm từ động vật bao gồm cả sữa. Tuy nhiên, trong thực đơn hàng ngày vẫn có thể dùng trứng hay các chế phẩm từ trứng.
  • Ăn chay có sữa: Ngược lại so với chế độ ăn chay có trứng, người ăn chay có sữa lại kiêng thực phẩm từ động vật và trứng. Tuy nhiên họ vẫn có thể sử dụng sữa trong chế độ ăn.
  • Ăn chay trường: Chế độ ăn chay mỗi ngày và duy trì trong thời gian liên tục, không xen vào bất kỳ bữa ăn mặn nào.
  • Ăn chay kỳ: Thời gian ăn chay vào một hoặc một số ngày cố định trong tháng hoặc trong năm như ngày rằm.

Những ai không nên ăn chay?

Ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ não,... Tuy nhiên không phải ai sử dụng đồ ăn chay cũng tốt. Dưới đây là những đối tượng không nên áp dụng chế độ ăn chay:

Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

Thực đơn ăn chay thường có chứa nhiều chất xơ giúp đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hỗ trợ ngăn chặn chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, thực phẩm chay còn có ít cholesterol, chất béo bão hòa sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Những ai không nên ăn chay? 3
Ai không nên ăn chay ? Phụ nữ có thai và cho con bú không nên ăn chay

Tuy nhiên khi mang thai và cho con bú, phụ nữ cần phải bổ sung thêm nhiều dưỡng chất hơn so với bình thường để đảm bảo bảo sức sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này bao gồm: Vitamin B12, sắt, kẽm,… có nhiều trong nguồn thức ăn động vật. Nếu ăn chay trong giai đoạn mang thai và cho con bú sẽ khiến cho cả mẹ và bé không bổ sung được đầy đủ lượng dưỡng chất thiết yếu này. Khi đó, có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng bào thai và thậm chí là sinh non.

Người gầy yếu, thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin (HGB) trong máu dẫn đến sự giảm khả năng mang oxy, các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô trong cơ thể. Bổ sung sắt là một trong số các phương pháp điều trị thiếu máu hiện nay.

Thực đơn ăn chay thường chứa phần lớn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Tuy nhiên, trong thực vật, sắt tồn tại dưới dạng sắt non-hem khó hấp thu vào cơ thể so với dạng sắt có trong thịt. Điều này khiến cho bệnh nhân thiếu máu không được cung cấp đầy đủ sắt để tạo máu mới, tình trạng thiếu máu sẽ càng trở nên tồi tệ.

Trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ và tăng trưởng về thể chất. Trẻ em trong giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các chất vi lượng như sắt, vitamin, kẽm, protein,… giúp cho não của bé luôn khỏe mạnh, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng trưởng chiều cao cho trẻ.

Những ai không nên ăn chay? 4
Ai không nên ăn chay? Trẻ nhỏ đang độ tuổi tăng trưởng không nên ăn chay

Khi cho trẻ dùng thực đơn chay sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của cơ thể, dẫn đến hạn chế sự phát triển.

Nam giới dưới 60 tuổi

Nam giới dưới 60 tuổi có chế độ ăn chay không nên sử dụng quá nhiều đậu phụ và các sản phẩm được chế biến từ đậu nành. Trong thành phần của đậu nành có chứa isoflavone - hợp chất được coi là phytoestrogen có nguồn gốc thực vật. Đây là chất có cấu trúc tương tự với hormone estrogen trong cơ thể nam giới. Việc sử dụng nhiều đậu nành nó có thể gây mất cân bằng và giảm hormone sinh dục nam.

Bên cạnh đó, sữa đậu nành còn chứa thành phần phytochemicals - hợp chất làm tăng mức estrogen trong cơ thể. Hợp chất này có thể thúc đẩy các hormone nhạy cảm gây ung thư trong 1 số trường hợp. Đặc biệt, ở nam giới sử dụng chế độ ăn chay chứa nhiều đậu phụ và các sản phẩm chế biến từ đậu quá nhiều sẽ dẫn đến suy giảm mức testosterone trong cơ thể và khả năng tình dục.

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày

Rau củ trong chế độ ăn thuần chay chứa nhiều gluten không tốt cho những người bị viêm loét dạ dày.

Gluten là một loại protein có nguồn gốc từ hai protein là gliadin và glutenin được tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng gluten có thể gây đau bụng, tăng nhu động ruột bất thường. Đối với một số người có dạ dày nhạy cảm, gluten có thể gây buồn nôn, đau dạ dày. Ngoài ra, việc sử dụng chế độ ăn chay có nhiều rau củ sẽ khiến cho người bị bệnh không hấp thu được dinh dưỡng đầy đủ, gây nên thiếu chất.

Những ai không nên ăn chay? 5
Rau củ chứa nhiều gluten không tốt cho những người bị viêm loét dạ dày

Bên cạnh đó, một số loại rau sống được sử dụng trong chế độ ăn chay như cà chua, ớt chuông, xà lách,... có thể gây khó chịu cho người bệnh mắc các vấn đề về tiêu hóa. Các thực phẩm này làm tăng tiết acid tại dạ dày, giảm áp lực ở cơ thắt dưới thực quản gây nên chứng ợ chua.

Người mắc ung thư

Người mắc ung thư không nên ăn chay vì chế độ ăn uống này cung cấp không đủ năng lượng cho người bệnh. Không những thế, chế độ ăn chay thuần thực vật cũng khiến người bệnh không đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật và các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị. Lúc này, người bệnh cần một chế độ ăn lành mạnh, phong phú, đa dạng và cung cấp đầy đủ năng lượng đáp ứng được với các phương pháp điều trị và hồi phục sức khỏe.

Như vậy, ai không nên ăn chay? Chế độ ăn chay không nên áp dụng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị thiếu máu, suy nhược, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển,… do không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin