Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tế bào gốc là các tế bào sinh học với khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành các loại tế bào có chức năng chuyên biệt trong cơ thể. Vậy tế bào gốc là gì và ứng dụng trong y học như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc nhé!
Tế bào gốc được ví như một nguồn nguyên liệu “thô” có khả năng biệt hóa thành nhiều tế bào chức năng trong cơ thể. Ở điều kiện thích hợp, tế bào gốc có thể phân chia thành nhiều tế bào chuyên biệt như tế bào cơ tim, tế bào xương hoặc tế bào não. Phương pháp ghép tế bào gốc sẽ giúp điều trị hiệu quả một số căn bệnh nghiêm trọng. Vậy tế bào gốc là gì? Những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!
Cơ thể con người được tạo thành từ nhiều loại tế bào khác nhau. Hầu hết các tế bào đều được chuyên môn hóa để đảm nhận các chức năng cụ thể, chẳng hạn như tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến khắp cơ thể, nhưng chúng không có khả năng phân bào.
Tế bào gốc là một tế bào đặc biệt có khả năng tự tái tạo và biệt hóa thành các loại tế bào giữ chức năng khác nhau. Đơn giản mà nói, tế bào gốc có vai trò như một hệ thống sửa chữa, thay thế các tế bào bị hư hỏng hoặc mất trong suốt cuộc đời con người.
Trong điều kiện thích hợp hoặc trong phòng thí nghiệm, các tế bào gốc sẽ phân bào để tạo thành nhiều tế bào "con cháu". Các tế bào này có thể trở thành tế bào gốc mới (tự đổi mới) hoặc trở thành tế bào biệt hóa với chức năng cụ thể hơn như tế bào xương, tế bào não, tế bào máu, tế bào cơ tim, tế bào gan,... Tế bào gốc là tế bào duy nhất trong cơ thể có khả năng tự nhiên tạo ra các loại tế bào mới.
Từ những năm 1945, việc nghiên cứu và phát triển tế bào gốc đã dần trở nên phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp sử dụng tế bào gốc thường được sử dụng để điều trị các căn bệnh nguy hiểm cũng như ứng dụng trong ngành thẩm mỹ.
Trước khi tìm hiểu về những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc, bạn cần nắm rõ về các loại tế bào gốc phổ biến hiện nay. Theo đó, dựa vào nguồn gốc lấy tế bào gốc có thể chia tế bào gốc được phân loại thành các loại bao gồm:
Những tế bào gốc này được lấy từ phôi khi đã đủ từ 3 - 5 ngày tuổi. Phôi được dùng trong nghiên cứu tế bào gốc lấy từ trứng sau khi thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không được cấy vào tử cung của phụ nữ. Các tế bào này thường sẽ được trao tặng sau khi có sự đồng ý từ người hiến tặng. Tế bào gốc có thể tồn tại và phát triển trong ống nghiệm hoặc đĩa petri ở phòng thí nghiệm.
Tế bào gốc phôi có thể chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể. Nhờ sự linh hoạt này, tế bào gốc từ phôi thường được sử dụng để tái tạo hoặc sửa chữa các mô, cơ quan bị tổn thương.
Tế bào gốc trưởng thành chiếm số lượng rất hạn chế trong hầu hết các mô trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương hoặc mô mỡ. Nhưng so với tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành không có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, chủ yếu chỉ sản sinh ra các tế bào tương tự. Chẳng hạn như, các tế bào gốc cư trú trong tủy xương chỉ có thể sản sinh ra các tế bào máu.
Tế bào gốc thai được phát hiện trong nước ối và máu cuống rốn. Những tế bào gốc này cũng có khả năng biệt hóa thành nhiều tế bào có chức năng chuyên biệt.
Mặc dù phương pháp ghép tế bào gốc này còn khá mới mẻ, nhưng đã được ứng dụng rộng rãi trong y học để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc thường gặp có thể kể đến như:
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ra cách "bẫy" virus herpes trong các tế bào gốc và dùng chúng để nhắm vào các khối u não. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống sót trên chuột bị u não đã được cải thiện đáng kể. Các tế bào gốc trung mô (MSC) được sử dụng để mang virus chống ung thư và làm hệ thống phân phối thuốc hiệu quả, từ đó sẽ làm teo nhỏ các khối u não. Kỹ thuật này sẽ mở ra phương pháp mới trong việc điều trị bệnh ung thư.
Nguyên nhân chính gây điếc tai là do tổn thương trong tai. Một số nghiên cứu đã cho rằng, có thể dùng tế bào gốc ốc tai (tế bào được tìm thấy trong tai) để giúp phục hồi thính lực. Tế bào gốc ốc tai có khả năng tự làm mới và phân chia thành các tế bào khác nhau. Từ đó, giúp tái sinh ốc tai và biệt hóa thành ốc tai trưởng thành và tế bào thần kinh đệm. Do vậy, việc sử dụng tế bào gốc để thiết lập cấu trúc thần kinh bên trong tai và điều trị khiếm thính là hoàn toàn có thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tế bào gốc có khả năng biệt hóa thành các tế bào sản sinh insulin, giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1. Các tế bào gốc được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để cấy ghép vào cơ thể của người trưởng thành và đảm nhận đầy đủ mọi chức năng.
Các nghiên cứu đã kiểm chứng rằng, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc có khả năng tạo ra các tế bào cơ mới bằng cách kích thích các tế bào gốc không hoạt động đang tồn tại trong cơ tim. Cũng trong nghiên cứu này, các tế bào gốc đã được kiểm soát cũng có thể biệt hóa thành các tế bào cơ tim mới. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh tim mạch.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, liệu pháp gen dự trên tế bào gốc có khả năng chữa trị vùng da bị rộp hoặc các khối u trên da. Giờ đây, bệnh ly thượng bì bóng nước - một bệnh lý di truyền đã có thể được điều trị thành công. Trong nghiên cứu này, tế bào gốc da được sử dụng để tái tạo và hồi phục chức năng da mà không gây tác dụng phụ.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tế bào gốc có thể được sử dụng để điều trị vô sinh ở nam giới. Các tế bào gốc lấy từ tế bào da sẽ được dùng để sản xuất ra tế bào tiền thân của tinh trùng và sản sinh ra các tinh trùng khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng cho thấy, có thể ghép tế bào gốc vào tinh hoàn của những bị rối loạn sản xuất tinh hoàn. Mang đến cơ hội làm cha cho những người bị vô sinh.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển một kỹ thuật mới giúp chuyển đổi tế bào gốc thành tế bào đường hô hấp và tế bào phổi. Từ đó, sẽ tạo ra các mô phổi để sử dụng cho quá trình cấy ghép. Điều này đã mở ra con đường mới cho việc điều trị các bệnh lý liên quan đến phổi, bao gồm xơ phổi vô căn (IPF).
Tế bào chuyên biệt sau khi được phân lập từ tế bào gốc của người có thể được dùng để điều trị các vấn đề về rối loạn bàng quang. Các nhà khoa học sẽ dùng tế bào gốc để tái tạo các mô bàng quang trong phòng thí nghiệm. Sau đó cấy ghép vào làm tăng thêm hoặc thay thế cho những trường hợp bị suy giảm chức năng bàng quang.
Tế bào gốc rất hữu ích trong y học và thẩm mỹ. Hy vọng trong tương lai gần, các nhà khoa học có thể phát triển sâu hơn về tính ứng dụng của tế bào gốc cũng như ngày càng có nhiều những bệnh có thể chữa bằng tế bào gốc nhé!
Xem thêm: Tiêm tế bào gốc có tác dụng như thế nào trong điều trị thoái hoá khớp?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.