Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những yếu tố giúp phân biệt viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản 

Ngày 29/05/2022
Kích thước chữ

Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh chính là thời cơ thích hợp để vi khuẩn hoặc virus tấn công mạnh mẽ tạo nên những bệnh đường hô hấp. Một trong số đó là viêm tiểu phế quản. Vậy 2 loại bệnh này có gì khác nhau? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để biết cách phân biệt viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản nhé.

Viêm tiểu phế quản cũng là loại bệnh có tỷ lệ mắc cao đối với trẻ nhỏ và loại bệnh này có thể gây ra những hậu quả nặng nề nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy thì làm thế nào để phân biệt hai loại bệnh này. Trong bài viết sau đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu về cách phân biệt viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản, mời các bạn theo dõi nhé!

Thế nào là viêm phế quản phổi?

Phế quản là các đường dẫn khí lớn liên kết từ phổi đến đường khí quản. Sau đó những phế quản này sẽ phân tách thành nhiều những ống khí nhỏ hơn có tên gọi là tiểu phế quản tạo nên phổi. Ở phần cuối của những tiểu phế quản chính là những túi khí nhỏ có tên gọi phế nang, đây chính là nơi diễn ra sự trao đổi carbon dioxide từ máu và oxy đến từ phổi. 

 Như vậy thì viêm phế quản phổi chính là một loại viêm phổi và loại bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cả phế nang và cả phế quản bên trong của phổi. Viêm phế quản sẽ biểu hiện bởi tình trạng viêm nhiễm khu trú thành từng mảng nằm xung quanh phế quản và sẽ có thể ảnh hưởng đến một hoặc có thể nhiều thuỳ thuộc phổi. Điều này sẽ có thể làm suy yếu chức năng của phổi và việc này dẫn đến những vấn đề liên quan đến đường hô hấp. 

Những Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phế Quản Phổi Và Viêm Tiểu Phế Quản  1

Viêm phế quản phổi là một loại viêm phổi

 Đối với những trường hợp nặng thì viêm phế quản phổi sẽ có thể dẫn đến tình trạng áp xe phổi (phổi chứa đầy mủ). Bên cạnh đó, nhiễm trùng cũng có thể lan đến khoang màng phổi, làm cho dịch đầy lên (giống như mủ do viêm), tình trạng này còn có tên gọi là phù nề. 

Viêm tiểu phế quản là gì?

Viêm tiểu phế quản là một loại bệnh nhiễm trùng phổ rất phổ biến đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra việc viêm và tắc nghẽn trong tiểu phế quản (đường dẫn khí nhỏ). Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tiểu phế quản chủ yếu là do virus và vào khoảng thời gian mùa đông chính là thời gian cao điểm của loại bệnh này. 

Viêm tiểu phế quản xảy ra với những biểu hiện khá giống với những triệu chứng cảm lạnh thông thường nhưng sau đó sẽ tiến triển thành ho, khò khè hoặc có thể khó thở. Những triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản có thể kéo dài trong khoảng vài ngày cho đến khoảng vài tuần hoặc thậm chí có thể là vài tháng.

Những Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phế Quản Phổi Và Viêm Tiểu Phế Quản  2

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng của viêm tiểu phế quản và viêm phế quản phổi

Những triệu chứng của viêm tiểu phế quản và viêm phế quản phổi như sau:

Viêm phế quản phổi

Những triệu chứng của viêm phế quản sẽ khác nhau tùy thuộc vào các mức độ nghiêm trọng, độ tuổi hoặc những bệnh lý đi kèm khác nhau,… Các triệu chứng thông thường sẽ nặng nề hơn đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người lớn tuổi, người mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc điều trị đặc biệt.

Những triệu chứng của viêm phế quản phổi:

  • Sốt.
  • Đau cơ.
  • Đau đầu.
  • Khó thở.
  • Ho ra dịch nhầy.
  • Ho ra máu.
  • Đổ mồ hôi.
  • Hoa mắt chóng mặt 
  • Run hoặc ớn lạnh.
  • Ăn uống không ngon.
  • Buồn nôn, ói mửa.
  • Đuối sức, mệt mỏi.
  • Đau ngực hoặc trầm trọng hơn khi ho hoặc thở sâu.
  • Lú lẫn hoặc có thể mất nhận thức, triệu chứng này đặc biệt ở người lớn tuổi.

Những Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phế Quản Phổi Và Viêm Tiểu Phế Quản 3

Triệu chứng viêm phế quản phổi tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng

 Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là loại bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em trong khoảng 3 - 6 tháng. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ sẽ bắt đầu bị viêm, sưng phù, dịch tiết nhiều làm cho đường thở của trẻ em bị hẹp lại hoặc thậm chí bị tắc nghẽn. Những bậc ba mẹ không nên chủ quan khi thấy con mình có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt cao hoặc sốt vừa.

Sau khoảng từ 3 - 5 ngày, trẻ ho ngày càng nhiều hơn, xuất hiện triệu chứng khó thở và thở rít. Những trường hợp nặng hơn sẽ có thể tím tái hoặc thậm chí có thể ngừng thở do kiệt sức. Những trẻ em đến bệnh viện thăm khám thông thường sẽ thấy nhịp thở nhanh, sốt vừa và bắt đầu xuất hiện những cơn co kéo hô hấp, trẻ thở rên, lồng ngực bị rút lõm. Tiếng thở của trẻ có thể nghe ran rít, thông khí phổi khá kém.

Tiếp theo đó, trẻ sẽ ho nhiều hơn cùng với khó thở, thở nhanh hơn, thở khò khè,... Nghiêm trọng hơn là trẻ có thể tím tái và bỏ bú. Bệnh viêm tiểu phế quản có những triệu chứng khá giống với hen suyễn. Thông thường trẻ sẽ bị khò khè trong khoảng 7 ngày và ho sẽ giảm dần trong khoảng 14 ngày, sẽ khỏi hẳn nếu như được chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp viêm tiểu phế quản có thể kéo dài trong nhiều tuần.

Những Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phế Quản Phổi Và Viêm Tiểu Phế Quản 4

Viêm tiểu phế quản có thể sốt hoặc khó thở

Nguyên nhân nào gây ra viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản

Viêm phế quản phổi

Bên cạnh đó, nhiễm trùng phổi do virus hoặc nấm cũng gây sẽ gây ra viêm phế quản phổi. Những sinh vật gây nên các bệnh viêm phổi khác, ít phổ biến hơn như nấm Aspergillus fumigatus hoặc virus SARS-Cov-2.

Viêm tiểu phế quản 

Viêm tiểu phế quản thường xảy ra do một loại virus lây lan vào trong tiểu phế quản. Nhiễm trùng có thể làm cho các tiểu phế quản bị viêm và sưng lên, làm tăng chất nhầy bên trong lòng phế quản và khiến cho không khí lưu thông ra vào phổi trở nên khó khăn.

Đa phần các trường hợp nguyên nhân gây ra viêm tiểu phế quản đều là do virus hợp bào như respiratory syncytial virus gây ra. RSV là một loại virus rất phổ biến và có khả năng lây nhiễm ở mọi trẻ em dưới 2 tuổi. Những đợt bùng phát bệnh nhiễm RSV thông thường sẽ xảy ra vào mùa lạnh. Viêm tiểu phế quản cũng có thể xảy ra do những loại virus khác như virus cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Trẻ sơ sinh cũng có khả năng tái nhiễm RSV vì virus này có ít nhất là 2 chủng.

Bài viết trên là những chia sẻ của Long Châu về cách phân biệt viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản. Hy vọng những thông tin mà Long Châu cung cấp trên sẽ góp phần giúp bạn có thể phân biệt được 2 loại bệnh này và điều trị kịp thời nhé. 

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin