Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Ngày 09/09/2023
Kích thước chữ

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống là 2 bệnh lý rất phổ biến và ngày càng có nhiều người gặp phải. Nhiều trường hợp thường nhầm lẫn và không phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Qua bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống sẽ giúp bệnh nhân có phương án điều trị, chăm sóc hiệu quả, tránh khiến bệnh trở nặng hơn và gây biến chứng. Nếu bạn đang phân vân, chưa biết phân biệt 2 căn bệnh này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay nhé.

Chớ nhầm lẫn thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống!

Theo khảo sát, có đến hơn 20% bệnh nhân không phân biệt rõ ràng được 2 bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Trong đó, nhiều người còn lầm tưởng đây là cùng 1 bệnh và có cách điều trị giống nhau. Thực tế, phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống rất khác biệt, đây là 2 căn bệnh khác nhau về nhiều mặt.

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống và có vai trò chính trong việc giảm áp lực, hạn chế chấn động và xóc nảy xảy ra khi các đốt sống, cột sống vận động. Bên cạnh đó, đĩa đệm còn giúp việc hoạt động của các đốt sống được linh hoạt, trơn tru hơn. Khi đĩa đệm bị tổn thương do chấn thương hoặc các bệnh lý, phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên các dây thần kinh gọi là bệnh thoát vị đĩa đệm

Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống bằng cách nào? 1
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khiến đĩa đệm tổn thương, nhân nhầy chèn ép dây thần kinh

Trong khi đó, bệnh lý thoái hóa là cơ chế lão hóa tự nhiên của cơ thể và khó lòng tránh khỏi. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa có thể do các tổn thương hoặc hao mòn sụn khớp, xơ hóa dây chằng, bao xơ đĩa đệm bị tổn thương dẫn đến rách,... Thoái hóa cột sống thường diễn ra ở người lớn tuổi và chịu tác động bởi độ tuổi, tốc độ lão hóa tự nhiên.

Như vậy, cơ bản phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đã được làm rõ, tránh nhầm lẫn 2 bệnh lý này dẫn đến chăm sóc không phù hợp khiến bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Một số chuyên gia cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm là một trong những hệ quả nghiêm trọng của bệnh thoái hóa cột sống nên có một số điểm tương đồng nhất định giữa 2 bệnh lý này, điển hình như:

  • Cả thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đều gây đau lưng, đau thắt lưng tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm hoặc các đốt sống bị thoái hóa.
  • Tê bì chân tay, các đầu ngón tay, ngón chân tê ngứa,... cũng là triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.
  • Cơn đau lan dần đến các bộ phận xung quanh và gây tê bì, đau mỏi, ngứa râm ran,...

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống

Việc phân biệt thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm rõ ràng rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân vì nghĩ rằng 2 bệnh này giống nhau nên trì hoãn thăm khám, cho rằng đây là lão hóa tự nhiên nên không cần can thiệp chữa trị dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe và khả năng vận động.

Theo chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống nói riêng hay các bệnh lý về cột sống, xương khớp nói chung đều do các nguyên nhân chung như:

  • Tuổi tác: Cơ thể bắt đầu lão hóa, các đốt sống không còn hoạt động tốt như trước,... là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống và lâu dần hình thành bệnh lý thoát vị đĩa đệm.
  • Vận động, làm việc sai tư thế: Yếu tố khiến nguy cơ bị thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm tăng cao hơn chính là tư thế làm việc, vận động không đúng. Điều này duy trì lâu dài khiến đốt sống chịu nhiều áp lực và dần yếu hơn, dễ bị thoái hóa và đĩa đệm cũng bị tổn thương.
  • Lười vận động: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người lười vận động và thường ngồi nhiều, ngồi lâu trong 1 tư thế rất có khả năng gặp vấn đề về xương khớp bởi khi này, quá trình tái tạo và trao đổi chất ở xương giảm, các khớp không được vận động dẫn đến kém linh hoạt.
  • Cân nặng: Các nghiên cứu về nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống cho thấy, người thừa cân và béo phì có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường đến 30%. Nguyên nhân là do cân nặng khiến cột sống chịu áp lực lớn hơn gây lão hóa sớm, dễ tổn thương và gây bệnh. 
Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống bằng cách nào? 2
Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống chính xác nhất cần xét nghiệm, chụp X quang,...

Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống qua triệu chứng

Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống dựa trên triệu chứng của 2 căn bệnh không quá khó, tuy nhiên, ở giai đoạn đầu khi bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng, người bệnh có thể khó nhận biết đâu là bệnh thoát vị đĩa đệm và đâu là thoái hóa cột sống. Những triệu chứng đặc thù của thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống bao gồm:

Thoát vị đĩa đệm:

  • Đau cổ vai gáy, đau mỏi vai gáy thường xuyên;
  • Cơn đau nhức ban đầu nhẹ và ít, dần nhiều hơn và tần suất đau tăng lên;
  • Đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là chân tay tê bì, rối loạn cảm giác;
  • Vận động vùng lưng khó khăn do cơn đau dễ tái phát.

Thoái hóa cột sống:

  • Vùng cổ hoặc lưng đau nhức, thậm chí tê cứng;
  • Cơn đau kéo đến đột ngột;
  • Cảm giác đau nhức gây choáng váng, đau đầu, hoa mắt;
  • Đau mỏi và tê phần bả vai, cổ, cánh tay;
  • Dễ bị tê chân, mất thăng bằng khi đi lại, di chuyển hoặc vận động.

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống

Sau khi phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống qua nguyên nhân và triệu chứng, bạn muốn biết cách điều trị 2 bệnh lý này? Nhìn chung, phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống có nhiều điểm tương đồng, phổ biến nhất là sử dụng thuốc kê đơn và phẫu thuật để chữa trị bệnh.

Hiện nay, các bác sĩ đang giảm dần liều dùng thuốc giảm đau cho 2 bệnh lý trên bởi đây chỉ là biện pháp khắc phục cơn đau tạm thời, dùng lâu dài không tốt cho sức khỏe người bệnh. Thay vào đó là thực hiện phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt,... để hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả nhất.

Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống bằng cách nào? 3
Người bệnh nên đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Để biết mình đang bị thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống, chữa trị thế nào, bạn nên đến bệnh viện uy tín để thăm khám và tiến hành chữa bệnh theo chỉ định, hướng dẫn từ người có chuyên môn, không nên tự ý dùng thuốc giảm đau tại nhà.

Hy vọng với bài viết trên về phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống đã giúp ích cho bạn đọc. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh lý này, bạn có thể tham khảo thêm từ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp tường tận nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin