Rau tần trị ho có tốt không? Công dụng và cách sử dụng
Ngày 09/05/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Rau tần dày chứa tinh dầu hợp chất phenolic, salicylate eugenol và một số thành phần khác. Những thành phần này có tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn và long đờm. Nhờ những thành phần trên mà từ xa xưa người ta đã sử dụng rau tần trị ho, viêm họng vô cùng hiệu quả.
Rau tần (húng chanh) là một trong những thảo dược tự nhiên chữa các bệnh như ho và cảm cúm, sốt,... từ xa xưa. Cây thuốc này được đánh giá là khá an toàn, lành tính nên dùng được dùng được cho cả trẻ em. Có nhiều hãng dược phẩm đã chiết xuất tinh dầu lá tần dày để làm thuốc trị ho rất hiệu quả.
Công dụng của rau tần dày
Tần dày là loại cây thân thảo thuộc họ Lamiaceae, mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới. Cây phát triển mạnh vào hai mùa trong năm là mùa hè và mùa thu. Tháng 4 hoặc tháng 5 năm cây ra hoa kết trái. Thân cây cao khoảng 25 - 100cm. Cây mọng nước, có mùi hắc, có lông mềm bao quanh thân. Cây già trở nên mềm hơn. Lá dày, có răng tròn, nhiều lông mịn, mùi thơm dễ chịu, hít vào có cảm giác sảng khoái.
Giảm ho, viêm họng cho trẻ nhỏ và bà bầu
Chữa ho và viêm họng là một công dụng phổ biến nhất của rau tần. Nếu sử dụng đúng cách đem lại hiệu quả trị ho, viêm họng và viêm xoang hiệu quả. Hoạt chất trong lá tần dày được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng sát khuẩn tốt, loại bỏ đờm và mầm bệnh gây viêm họng.
Giảm sốt
Thời tiết thay đổi thất thường rất dễ bị sốt, cảm và mệt mỏi. Rau tần là một cách hiệu quả để hạ sốt nhanh chóng. Ngoài ra, lá tần dày còn có tác dụng loại bỏ độc tố thông qua mồ hôi và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên sử dụng khi bạn bị sốt nhẹ do cảm lạnh. Nếu sau 1 ngày sử dụng mà không khỏi hoặc có biểu hiện sốt cao thì phải đi khám. Những trường hợp này không nên sử dụng các biện pháp tự nhiên lâu dài để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Giảm căng thẳng
Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất trong trong rau tần có tác dụng an thần nhẹ. Dùng lá tần dày như một loại trà để uống có tác dụng căng thẳng, thư giãn và ngủ ngon.
Làm đẹp da
Một công dụng tuyệt vời khác của rau tần là giúp tái tạo và làm đẹp da. Lá tần dày có thể chữa lành vết côn trùng cắn hoặc các bệnh ngoài da như chàm, vảy nến,… Các hợp chất chống viêm có trong lá có thể nhanh chóng làm giảm mẩn đỏ và sưng tấy, ngứa và kích ứng.
Phòng ngừa ung thư
Thân cây tần dày được nghiên cứu giàu chất chống oxy hóa và có khả năng loại bỏ các gốc tự do. Chiết xuất của loại cây này đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư.
Giảm đầy hơi, khó tiêu
Từ xa xưa rau tần dày luôn được sử dụng để giảm chứng đầy hơi, khó tiêu và hội chứng ruột kích thích bằng cách ngâm lá tần dày trong nước muối và uống như một loại trà.
Giảm đau bụng kinh
Rau tần dày giúp giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, ở Ấn Độ và Indonesia còn sử dụng loại cây này cho các bà mẹ sau sinh uống để tăng tiết sữa.
Giảm viêm khớp
Axit béo omega-6 có trong lá tần dày có thể giúp giảm viêm khớp. Ngoài ra, các vận động viên cũng được khuyến khích sử dụng loại lá này để ngăn ngừa loãng xương.
Rau tần trị ho có tốt không?
Rau tần dày có vị cay nồng, hơi chua, thơm mùi chanh, tính ấm. Loại lá này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, long đờm, thông phế, bổ phổi, kháng khuẩn, tiêu viêm. Đồng thời, trong y học hiện đại, trong lá tàn dày có chứa các loại tinh dầu rất có lợi cho mũi họng và các bệnh về đường hô hấp như cholein, salicylat, carvacrol, phenol, thymol,… Các hoạt chất này được coi là một loại kháng sinh chống lại sự xâm nhập của một số tác nhân có hại vào vùng mũi họng. Chính những đặc tính trên mà rau tần dày nằm trong danh sách những vị thuốc chữa ho, giảm đau họng hiệu quả.
Các bài thuốc lá tần dày trị ho
Rau tần trị ho, viêm họng
Nguyên liệu:
20g đường phèn;
20g lá tần.
Cách làm:
Rửa sạch lá tần dày và thái nhỏ.
Cho vào ly và đổ nước sôi vào.
Thêm đường phèn và đậy nắp lại hãm trong 15 phút.
Cách dùng:
Lọc lấy nước rau tần, chia nhiều lần uống trong ngày. Người bệnh nên thực hiện đều đặn hàng ngày và chỉ sau vài ngày sử dụng sẽ thấy các triệu chứng đau họng giảm rõ rệt.
Rau tần dày lá trị ho đờm
Nguyên liệu:
20g đường phèn;
1 nắm rau tần dày;
4 - 5 quả quả quýt xanh.
Cách làm:
Rửa rau tần dày bằng nước muối pha loãng.
Sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó thêm đường phèn và khuấy đều.
Đem hỗn hợp lá tần dày và quýt xanh hấp cách thuỷ cho chín.
Cách dùng:
Sau khi hấp khoảng 20 phút, đợi nguội và ăn cả quả lẫn nước. Ăn ngày 1 lần và liên tục trong nhiều ngày cho đến khi hết ho. Trị ho bằng cách này giúp làm loãng đờm và thông cổ họng.
Tần dày lá trị ho do cảm sốt
Nguyên liệu:
1 nắm rau tần dày;
2 lát gừng tươi;
1 nắm cam thảo đất;
1 nắm lá tía tô.
Cách làm:
Rau tần, lá lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ.
Đun nước sôi, cho cam thảo và gừng tươi vào.
Sau đó tắt bếp cho lá tía tô và lá tần dày vào, đậy nắp trong 5 phút.
Cách dùng:
Lọc nước uống khi còn ấm giúp ra mồ hôi, giải cảm, hạ sốt. Đồng thời, phương pháp trị ho bằng cách này còn giúp giảm nhanh cơn ho và nâng cao hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh.
Lá rau tần trị ho do cảm lạnh
Nguyên liệu:
1 nắm rau tần dày;
5g bạc hà;
3 lát gừng tươi;
8g lá tía tô.
Cách làm:
Sau khi rửa sạch các nguyên liệu thì cho vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ.
Sau đó lọc lấy nước uống trong ngày.
Dùng rau tần trị ho hằng ngày không chỉ giảm ho, ngứa rát cổ họng mà còn cải thiện tình trạng đắng miệng, sốt, hạn chế đổ mồ hôi do cảm lạnh.
Ngậm rau tần trị ho
Người bệnh có thể chữa ho bằng cách dùng 2 - 3 lá tần dày, nhai với vài hạt muối. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng và nuốt từ từ để giảm ho.
Ngoài ra, bạn có thể giã nát lá rau tần dày, vắt lấy nước cốt, pha với nước ấm và uống khi ngứa ngáy, buồn nôn hoặc ho.
Với những cách trị ho bằng rau tần ở trên, bạn có thể tham khảo và lựa chọn một phương pháp phù hợp. Mặc dù các loại thuốc thảo dược tự nhiên khá an toàn nhưng người bệnh không nên quá lạm dụng trong thời gian dài để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y để điều trị an toàn và hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi dùng rau tần trị ho
Khi điều trị viêm họng và ho bằng lá tần dày, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
Chữa ho và viêm họng bằng lá tần chỉ có tác dụng với trường hợp ho, cảm, sốt nhẹ và người bệnh sử dụng liên tục hàng ngày.
Không sử dụng cho người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần của rau tần dày.
Thận trọng khi sử dụng lá tần xanh vì những sợi lông nhỏ có thể gây kích ứng da và gây ngứa.
Thận trọng khi điều trị ho, viêm họng bằng phương pháp này cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Xây dựng một chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Cần hạn chế hoặc tránh sử dụng những thực phẩm không được khuyến cáo không sử dụng trong thời gian bị bệnh.
Tóm lại, rau tần trị ho và viêm họng là phương pháp truyền miệng từ đời này qua đời khác nhưng không hề lạc hậu. Hiện tại đã có khá nhiều người sử dụng và điều trị có hiệu quả. Ngoài dùng lá tần chữa ho và viêm họng, bệnh nhân nên đi thăm khám để xác định chính xác mức độ bệnh, từ đó có biện pháp cải thiện bệnh phù hợp nhất.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.