Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Rối loạn tiền đình uống bia được không?

Ngày 20/10/2023
Kích thước chữ

Rối loạn tiền đình sẽ gây ra hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng cơ thể. Rối loạn tiền đình uống bia được không là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc do bia một loại thức uống rất được ưa chuộng.

Hệ thống tiền đình nằm ở tai trong, đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sự cân bằng và định hướng không gian. Khi một người bị rối loạn tiền đình sẽ có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai và mất thăng bằng. Lối sống và dinh dưỡng có ảnh hưởng nhất định tới các triệu chứng bệnh. Như vậy, rối loạn tiền đình uống bia được không? Liệu rằng uống bia có làm nặng thêm tình trạng của rối loạn tiền đình không? Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá vấn đề này nhé!

Triệu chứng của rối loạn tiền đình

Để làm rõ câu hỏi rối loạn tiền đình uống bia được không, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về các triệu chứng của rối loạn tiền đình. 

Rối loạn tiền đình là một thuật ngữ chung dùng để chỉ nhiều tình trạng khác nhau ảnh hưởng đến vùng tai trong và các bộ phận của hệ thần kinh trung ương liên quan đến việc duy trì sự cân bằng. Các triệu chứng phổ biến của rối loạn tiền đình là hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, ù tai, giảm thính lực và suy giảm nhận thức.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình uống bia được không? 1
Rối loạn tiền đình thường có biểu hiện chóng mặt, mất thăng bằng

Tiền đình là một hệ thống bao gồm các bộ phận của tai trong và não, giúp kiểm soát cân bằng cơ thể và chuyển động của mắt. Nếu hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh tật, lão hóa hoặc chấn thương sẽ dẫn đến rối loạn tiền đình, bệnh nhân sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Chóng mặt: Cảm giác choáng váng và không thể đứng vững.
  • Mất cân bằng: Sự không ổn định hoặc mất thăng bằng thường đi kèm với mất phương hướng về không gian.
  • Hoa mắt: Cảm thấy chuyển động của bản thân hoặc các vật thể xung quanh bị quay tròn.
  • Sương mù não: Khi não đang dành nhiều năng lượng để duy trì trạng thái cân bằng và ổn định, các hoạt động như ghi nhớ lại chi tiết hoặc trí nhớ ngắn hạn có thể trở nên chậm chạp và khó khăn hơn.
  • Ù tai: Có tiếng ồn bất thường ở một hoặc hai tai hoặc trong đầu, có thể không liên tục hoặc liên tục, dưới dạng âm thanh đổ chuông, rít, huýt sáo, ù và thay đổi cao độ từ thấp đến cao.
  • Mất thính lực: Giảm khả năng nghe âm thanh là triệu chứng phổ biến của nhiều rối loạn tiền đình.
  • Suy giảm thị lực: Mối liên hệ giữa hệ thống tiền đình và thị lực, phản xạ tiền đình - mắt cần được đánh giá, điều trị, có thể bao gồm các giải pháp tiềm năng như kính đeo mắt và kính áp tròng.
  • Buồn nôn: Người bệnh có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn.
  • Thay đổi nhận thức: Khó suy nghĩ, tập trung, nhớ lại những sự kiện cơ bản (chẳng hạn như số điện thoại của chính bạn), mất trí nhớ ngắn hạn...
  • Thay đổi tâm lý: Do tính chất phức tạp của các triệu chứng và tính chất mạn tính của hầu hết các rối loạn, bệnh nhân tiền đình có xu hướng bị lo lắng và/hoặc trầm cảm.
  • Chứng say tàu xe: Triệu chứng xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được những thông điệp trái ngược nhau từ hệ thống thị giác và hệ thống tiền đình ở tai trong.
  • Cảm giác không thực tế: Bao gồm cảm giác xa lạ hoặc không quen thuộc với môi trường xung quanh, mất kết nối về mặt cảm xúc với những người bạn quan tâm và/hoặc sự biến dạng về thời gian hoặc kích thước và hình dạng của đồ vật.
  • Phi cá nhân hóa: Cảm giác rằng bạn là người quan sát bên ngoài những suy nghĩ, cảm xúc, cơ thể hoặc các bộ phận trên cơ thể bạn; tê liệt cảm xúc.
Rối loạn tiền đình uống bia được không? 2
Rối loạn tiền đình gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Các triệu chứng đa dạng của rối loạn tiền đình có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân, trong đó có thực phẩm. Do đó, rối loạn tiền đình uống bia được không là một câu hỏi rất phổ biến.

Tác động của dinh dưỡng với rối loạn tiền đình

Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân khác nhau như:

  • Ăn kiêng;
  • Nhân tố môi trường;
  • Lựa chọn phong cách sống;
  • Thói quen;
  • Du lịch.

Bởi vì các yếu tố kích hoạt khác nhau đối với mỗi cá nhân và mỗi loại rối loạn tiền đình khác nhau, do đó việc ghi lại các triệu chứng theo cường độ, phân loại, chế độ ăn uống, tập thể dục, mức độ hoạt động, thói quen ngủ… có thể giúp xác định các yếu tố đóng vai trò gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn.

Trong các tác nhân kể trên, chế độ ăn uống đóng một vai trò lớn đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt đối với một số bệnh nhân tiền đình. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng hỗ trợ tốt với hệ thống tiền đình của bạn:

  • Magie: Vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh và thư giãn cơ bắp, giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn chóng mặt.
  • Vitamin D: Tốt cho sức khỏe của xương, giảm nguy cơ chấn thương khi té ngã.
  • Axit béo omega-3: Omega-3 có đặc tính chống viêm có thể làm giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình.
  • Vitamin B: Vitamin B tổng hợp, bao gồm B6 và B12, đóng vai trò trong chức năng thần kinh giúp kiểm soát tình trạng chóng mặt và choáng váng.
  • Hydrat hóa: Hydrat hóa thích hợp là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và có thể ngăn ngừa các triệu chứng như chóng mặt và choáng váng.
Biểu hiện của rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình uống bia được không? 2
Dinh dưỡng có nhiều ảnh hưởng đối với triệu chứng của rối loạn tiền đình

Ngược lại, một số thực phẩm sẽ gây tác động không tốt tới triệu chứng rối loạn tiền đình mà bạn cần nên tránh. Chế độ ăn nhiều đường, caffeine và/hoặc rượu bia có thể làm mất thăng bằng và làm tăng các triệu chứng chóng mặt. 

Việc không uống đủ nước cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Những người bị chứng đau nửa đầu tiền đình thường nhận thấy các tác nhân kích thích từ thức ăn, chẳng hạn như bột ngọt, pho mát lâu năm, rượu vang đỏ, bia và sô cô la. Bên cạnh đó, rối loạn tiền đình trong bệnh Meniere có thể bị ảnh hưởng bởi việc hấp thụ quá nhiều natri (chủ yếu từ muối), ảnh hưởng đến lượng dịch ở vùng tai trong. Do đó, việc ghi lại nhật ký thực phẩm đã sử dụng có thể xác định những ảnh hưởng của thực phẩm đối với bệnh.

Rối loạn tiền đình uống bia được không?

Bia là một loại thức uống phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Thức uống này thường được làm bằng cách lên men từ lúa mạch, chứa hàm lượng cồn khoảng 4 - 5% hoặc cao hơn. 

Bia chứa nhiều các khoáng chất như magie, kali, selen, vitamin B và một số chất chống oxy hóa. Sử dụng bia với một lượng hợp lý có thể đem lại lợi ích cho bệnh tim, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp hay tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện khả năng ghi nhớ và tư duy. Tuy nhiên, việc lạm dụng bia cũng sẽ gây ra tình trạng buồn ngủ, lượng đường trong máu thấp, nôn mửa, nặng hơn có thể gây lệ thuộc, ảnh hưởng đến gan và ung thư.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình uống bia được không? 3
Rối loạn tiền đình uống bia được không là một câu hỏi nhiều người thắc mắc

Đối với người bị rối loạn tiền đình, bia hay các đồ uống cồn đều là loại thực phẩm nên hạn chế do có thể khiến các triệu chứng tiền đình trở nên nặng nề hơn. Tuy rằng trong bia có những chất dinh dưỡng có ích cho các triệu chứng của rối loạn tiền đình nhưng thực tế khi sử dụng lại mang lại tác dụng không tốt.

Thay vào đó, một số loại thực phẩm sẽ tốt cho tình trạng rối loạn tiền đình của bạn hơn, chẳng hạn như:

  • Các loại rau xanh (giàu magie);
  • Cá giàu chất béo (cung cấp omega-3);
  • Các sản phẩm từ sữa (cung cấp nguồn vitamin D);
  • Thịt nạc (cung cấp vitamin B);
  • Các loại hạt (chứa nhiều magie);
  • Bổ sung đủ nước.

Như vậy, nội dung trên đã giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi rối loạn tiền đình uống bia được không. Hy vọng các bạn sẽ tìm được thông tin hữu ích trong bài viết này.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin