Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 ca bị Stroke được ghi nhận. Điều đáng báo động là nguy cơ bệnh đang ngày càng gia tăng ở những người trẻ tuổi, bao gồm cả những người ở độ tuổi 20 và 30. Vậy Stroke là bệnh gì, có nguy hiểm không, làm cách nào để phòng ngừa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho những thắc mắc này.
Stroke là tình trạng bệnh diễn tiến nặng, cấp tính, có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhận biết nguyên nhân gây Stroke và chủ động áp dụng cách phòng ngừa có thể làm giảm đáng kể rủi ro và bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân.
Nhiều người vẫn nghe nhắc đến thuật ngữ “đột quỵ”, “tai biến mạch máu não” nhưng Stroke là gì thì lại chưa biết. Thực ra, Stroke còn được gọi là đột quỵ, tai biến mạch máu não, là tình trạng xảy ra đột ngột khi lượng máu cung cấp lên não bị chặn, gián đoạn hoặc giảm. Sự thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng này khiến các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân đột quỵ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Có thể nói, đây là một trong những bệnh thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.
Đột quỵ có thể được phân thành các nhóm sau:
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra do tắc nghẽn động mạch, chiếm khoảng 85% tổng số trường hợp đột quỵ. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định.
Đột quỵ do huyết khối xảy ra xuất phát từ sự hình thành cục máu đông trong động mạch do các mảng xơ vữa động mạch làm hẹp mạch. Những mảng bám này có thể gây ra sự kết tập tiểu cầu bất thường, dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn và thiếu máu cục bộ trong não.
Đột quỵ do tắc mạch xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn bởi cục máu đông có nguồn gốc từ một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như tim hoặc mảng xơ vữa động mạch bị bong ra. Sự tắc nghẽn này làm đầy mạch, làm gián đoạn lưu lượng máu đến não.
Xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu vào nhu mô não, khoang dưới nhện hoặc tâm thất. Loại này chiếm khoảng 15% các trường hợp đột quỵ.
Hiểu được Stroke là gì cũng như phân loại Stroke khác nhau có thể giúp xác định sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức, từ đó cải thiện cơ hội phục hồi và sống sót. Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm kiểm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra y tế thường xuyên.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng từ viết tắt FAST để giúp người dân nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu của Stroke, hay đột quỵ. FAST là viết tắt của Face, Arm, Speech và Time, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải phản ứng ngay lập tức.
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của đột quỵ là khuôn mặt bị biến dạng. Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang bị đột quỵ, hãy đề nghị họ mỉm cười để xác thực suy đoán này. Sự biến dạng của khuôn mặt khi bị đột quỵ sẽ rõ ràng hơn khi họ cố gắng mỉm cười.
Đột quỵ thường dẫn đến tê liệt hoặc yếu ở cánh tay. Điều này có thể bắt đầu bằng việc bị tê một tay, nhưng người đó vẫn có thể điều khiển bàn tay đó, mặc dù độ chính xác kém hơn. Các dấu hiệu tương tự có thể xuất hiện ở bàn chân, chẳng hạn như khó nhấc chân lên hoặc tụt dép.
Dấu hiệu rõ ràng của đột quỵ là bệnh nhân khó nói chuyện, có thể bao gồm từ nói ngọng đến mất khả năng nói hoàn toàn.
Thời gian là rất quan trọng. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy đưa người đó đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá và điều trị.
Các triệu chứng khác của đột quỵ có thể bao gồm:
Bạn đã biết Stroke là gì nhưng còn nguyên nhân gây ra bệnh này thì sao? Hai nguyên nhân chính gây ra Stroke đó là thiếu máu cục bộ, động mạch bị tắc và xuất huyết não, mạch máu bị vỡ.
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ:
Huyết áp cao không được kiểm soát là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với cả đột quỵ do thiếu máu cục bộ và xuất huyết.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch và các tình trạng tim mạch khác.
Mức cholesterol cao có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn.
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc bệnh tim làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Cả việc hút thuốc chủ động và tiếp xúc với khói thuốc thụ động đều có thể dẫn đến tích tụ chất béo trong động mạch, làm tăng nguy cơ đông máu.
Thừa cân hoặc béo phì và thiếu hoạt động thể chất thường xuyên làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Một chế độ ăn uống không hợp lý có nhiều cholesterol góp phần phát triển các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Đàn ông có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với phụ nữ.
Việc sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp điều hòa hormone và thay đổi hormone có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một số nhóm người có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với dân số nói chung. Nhận biết những yếu tố nguy cơ này là rất quan trọng để can thiệp và phòng ngừa sớm.
Ai có nguy cơ bị đột quỵ? Dưới đây là các nhóm đối tượng nguy cơ:
Phòng ngừa nguy cơ bị Stroke đòi hỏi phải áp dụng lối sống khoa học và thói quen ăn uống lành mạnh. Dưới đây là những chiến lược chính để giảm nguy cơ đột quỵ:
Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, dành ra ít nhất 30 phút mỗi buổi, 3 - 4 lần một tuần. Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ đột quỵ.
Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng
Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và duy trì lịch trình ngủ đều đặn. Tránh thức khuya và tập trung vào việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, ma túy vì có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tránh tắm muộn vào ban đêm vì có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Lên lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ và sàng lọc đột quỵ. Đặc biệt chú ý đến việc theo dõi mức cholesterol, huyết áp, sức khỏe tim mạch và bệnh tiểu đường.
Hãy chú ý đến các tín hiệu của cơ thể bạn. Tìm kiếm lời khuyên y tế từ các chuyên gia và đến các cơ sở y tế uy tín khi cần thiết.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn Stroke là bệnh gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ra sao. Stroke không khó để phòng ngừa, hãy kết hợp việc thay đổi lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng như thường xuyên tập thể dục sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ và nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như tinh thần của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.