Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tăng huyết áp mắt là tình trạng xảy ra khi áp lực trong mắt tăng lên mà không ảnh hưởng đến thị lực của một người hoặc làm tổn thương giải phẫu mắt của họ. Tuy nhiên căn bệnh này không được điều trị sớm có thể gây ra tình trang tăng nhãn áp và gây mất thị lực không thể hồi phục được.
Tăng huyết áp mắt thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi được thăm khám và chẩn đoán tại bệnh viện. Bệnh tiến triển âm thầm nên rất nguy hiểm nếu không sớm được điều trị.
Tăng huyết áp mắt là thuật ngữ dùng để chỉ áp lực trong mắt cao hơn mức cần thiết, còn gọi là áp lực nội nhãn. Mặc dù những người bị tăng huyết áp mắt không gặp phải những thay đổi về thị lực hoặc giải phẫu mắt, nhưng tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp, gây tổn thương cấu trúc mắt và mất thị lực.
Trong mắt của chúng ta có chất lỏng trong suốt, gọi là thủy dịch. Dịch này nằm ở phần trước của mỗi mắt, giữa giác mạc và thủy tinh thể. Thủy dịch được sản xuất liên tục trong mắt, cung cấp cho mắt chất dinh dưỡng, oxy, giúp duy trì áp lực nội nhãn và hình dạng của mắt.
Khi một người bị tăng nhãn áp, thủy dịch không thoát ra khỏi mắt dễ dàng như bình thường, dẫn đến áp lực trong mắt tăng lên. Sự tắc nghẽn có thể phát triển bên trong mắt, ngăn cản chất lỏng thoát ra theo đường thông thường.
Tăng huyết áp mắt có thể xảy ra nếu có quá nhiều chất lỏng đi vào mắt hoặc có quá ít chất lỏng chảy ra từ mắt. Các nguyên nhân khác nhau có thể ngăn không cho thủy dịch thoát ra khỏi mắt với tốc độ như bình thường, bao gồm:
Bên cạnh các nguyên nhân trên có thể gây ra tăng huyết áp mắt thì các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng làm tăng nguy cơ cao bị tăng huyết áp mắt:
Do tăng huyết áp mắt thường không có biểu hiện cụ thể nào nên rất ít người bệnh phát hiện ra. Họ chỉ biết khi đến bệnh viện thăm khám mắt định kỳ hoặc điều trị bệnh lý nào đó có liên quan đến mắt. Bác sĩ nhãn khoa thường thực hiện chẩn đoán tăng huyết áp mắt khi khám mắt định kỳ. Bác sĩ có thể xác nhận sự hiện diện của tình trạng này sau khi hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, thực hiện kiểm tra và đưa ra các xét nghiệm chẩn đoán.
Bác sĩ mắt không thể biết một bệnh nhân bị tăng huyết áp mắt chỉ bằng cách nhìn vào mắt người bệnh, họ có thể phát hiện ra tình trạng này khi khám mắt toàn diện, bao gồm các xét nghiệm và đánh giá khác nhau để kiểm tra sức khỏe mắt tổng thể của bệnh nhân. Nếu nghi ngờ bạn có thể bị tăng huyết áp mắt, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm sau:
Căn cứ vào kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh về mắt và đề xuất phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng tăng huyết áp mắt của bệnh nhân (nếu có).
Mục tiêu chính của điều trị tăng huyết áp mắt là giúp hạ nhãn áp trước khi nó gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là giảm thị lực. Những người có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc tổn thương thần kinh thị giác cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Vì vậy, người bệnh có thể tự điều trị tăng huyết áp mắt tại nhà bằng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc. Việc sử dụng không đúng cách không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn gây tăng nhãn áp, gây tổn thương nghiêm trọng cho dây thần kinh thị giác, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Tùy vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị khác nhau. Một số trường hợp nhãn áp trên 21mmHg sẽ được điều trị bằng thuốc bôi. Đối với những bệnh nhân có áp lực nội nhãn từ 28mmHg trở lên được chỉ định điều trị bằng thuốc nhỏ mắt.
Sau khi dùng thuốc được 1 tháng, người bệnh cần quay lại tái khám để bác sĩ kiểm tra xem tình trạng bệnh có giảm hay không và thuốc có gây ra tác dụng phụ nào không. Các lần tái khám được lặp lại khoảng 3 - 4 tháng một lần. Khi tình trạng tăng huyết áp đã giảm xuống mức bình thường, các lần tái khám sẽ diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn, ít nhất là khám định kỳ hàng năm.
Ngoài việc điều trị nội khoa cho chứng tăng huyết áp mắt, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân phải phẫu thuật bằng laser. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được khuyến khích vì nó có thể mang lại rủi ro cao hơn các phương pháp khác. Song, nếu bệnh nhân không thể dung nạp thuốc điều trị thì phẫu thuật vẫn có thể là một lựa chọn thích hợp.
Tăng huyết áp mắt không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát bằng thuốc để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Những người được điều trị tăng huyết áp mắt có thể giảm tới 50% khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp. Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thực hiện khám mắt định kỳ đúng theo hướng dẫn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.