Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn lipid máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp kiểm soát tình trạng này. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý quan trọng khi sử dụng trong bài viết sức khỏe hôm nay bạn nhé.
Rối loạn lipid máu xảy ra khi nồng độ lipid (cholesterol và triglycerid) trong máu cao hoặc không cân bằng. Trong quá trình điều trị, ngoài việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, việc sử dụng thuốc điều trị là một phương pháp quan trọng giúp kiểm soát mức độ lipid trong cơ thể. Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc điều trị rối loạn lipid, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu bạn nhé.
Để kiểm soát hiệu quả tình trạng rối loạn lipid máu và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, việc áp dụng một phương pháp điều trị toàn diện là rất cần thiết. Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu bao gồm nhiều bước, từ chẩn đoán sớm, điều chỉnh lối sống cho đến sử dụng thuốc điều trị khi cần thiết. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc điều trị rối loạn lipid máu, bạn đọc có thể tham khảo:
Rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng rõ rệt, do đó việc phát hiện rối loạn lipid máu thường thông qua các xét nghiệm máu định kỳ. Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm những người mắc bệnh mạch vành, tiểu đường, cao huyết áp hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch cần duy trì việc kiểm tra lipid máu định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Một trong những phương pháp điều trị đầu tiên và cơ bản nhất đối với rối loạn lipid máu là thay đổi lối sống. Một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm các thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện mức độ lipid trong cơ thể. Những thay đổi này không chỉ giúp giảm cholesterol xấu (LDL) mà còn làm tăng cholesterol tốt (HDL) từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.
Khi thay đổi lối sống không đủ hiệu quả hoặc rối loạn lipid máu ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc điều trị. Các loại thuốc này có tác dụng giúp kiểm soát mức độ lipid trong cơ thể từ đó giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
Như đã trình bày phía trên, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc để điều trị rối loạn lipid máu. Các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể kể đến như:
Statin là nhóm thuốc phổ biến và quan trọng nhất trong điều trị rối loạn lipid máu. Các thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzyme HMG-CoA reductase giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL). Thuốc statin được sử dụng rộng rãi nhờ vào hiệu quả và sự an toàn trong việc kiểm soát mức lipid máu.
Các loại statin phổ biến bao gồm Atorvastatin, Simvastatin, Rosuvastatin… Các loại thuốc nhóm này thường được chỉ định trong trường hợp tăng LDL-C và cholesterol toàn phần.
Mặc dù thuốc statin hiệu quả trong việc giảm cholesterol nhưng khi sử dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tăng men gan, rối loạn tiêu hóa và đau cơ. Những phản ứng bất lợi nghiêm trọng nhất là bệnh về cơ, đau hoặc yếu cơ thường đi kèm với nước tiểu màu nâu và tăng men cơ trong xét nghiệm máu.
Inclisiran có tác dụng giúp làm giảm cholesterol xấu (LDL-C) trong máu thông qua cơ chế ức chế một loại protein có tên là PCSK9 – vốn làm giảm số lượng thụ thể LDL tại gan. Khi protein này bị ức chế, gan có thể loại bỏ nhiều LDL-C hơn khỏi máu, từ đó giúp kiểm soát rối loạn lipid máu hiệu quả.
Thuốc có chứa thành phần Inclisiran thường được chỉ định cho người trưởng thành mắc tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp, đặc biệt là khi bệnh nhân không dung nạp statin hoặc không đạt mục tiêu điều trị dù đã dùng statin liều tối đa dung nạp được. Thuốc được tiêm dưới da theo lịch: Liều đầu tiên, liều thứ hai sau 3 tháng và sau đó tiêm nhắc lại mỗi 6 tháng – giúp duy trì tác dụng ổn định, tiện lợi cho người sử dụng.
Fibrate là nhóm thuốc giúp giảm triglyceride và tăng cholesterol tốt (HDL). Các thuốc thuộc nhóm này như gemfibrozil và fenofibrate giúp cải thiện quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể. Fibrate đặc biệt hữu ích đối với những người có mức triglyceride cao.
Thuốc nhóm Fibrate thường được chỉ định trong trường hợp tăng triglycerid huyết tương. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, buồn nôn và tăng men gan. Người cao tuổi hoặc người có bệnh lý thận, gan cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
Niacin hay vitamin B3 có tác dụng giảm triglycerid và LDL đồng thời làm tăng HDL trong cơ thể. Chính vì thế, thuốc điều trị rối loạn lipid nhóm này thường được chỉ định cho những trường hợp có mức LDL cao, triglyceride cao và HDL thấp.
Cũng như các nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác, Niacin cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ bừng mặt, tăng đường huyết, khó chịu dạ dày và tăng axit uric.
Cơ chế tác dụng của nhóm Resin là trao đổi ion Cl- với acid mật, giúp tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol. Điều này làm tăng bài tiết mật và giảm mức cholesterol ở gan, đồng thời kích thích tổng hợp thụ thể LDL-C, từ đó tăng cường quá trình thải LDL-C ra khỏi cơ thể.
Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp tăng LDL-C.
Các tác dụng phụ không mong muốn của nhóm Resin thường gặp là các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn và táo bón.
Ezetimibe là thuốc ức chế hấp thụ cholesterol tại ruột, giúp làm giảm LDL-C và tăng HDL-c. Thuốc ít gây tác dụng phụ nhưng có thể gặp tăng men gan trong một số trường hợp.
Ezetimibe được sử dụng để điều trị tăng LDL-C với liều dùng khuyến cáo là 10mg/ngày.
Omega 3 hoạt động bằng cách tăng cường quá trình dị hóa triglycerid tại gan. Nhờ vậy, thuốc điều trị rối loạn lipid nhóm này thường được chỉ định trong điều trị tăng triglycerid với liều thường dùng trong lâm sàng là 3g/ngày và có thể tăng lên tối đa 6g/ngày.
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng loại thuốc này gồm rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.
Việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, nếu không duy trì lối sống khoa học và lành mạnh, bệnh vẫn có thể khó kiểm soát trở lại. Vì vậy, bệnh nhân cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và can thiệp kịp thời, từ đó có thể phòng ngừa hiệu quả một số yếu tố nguy cơ.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn lipid máu, bạn đọc có thể tham khảo:
Trên đây là một số thông tin về thuốc điều trị rối loạn lipid máu và những lưu ý khi sử dụng thuốc mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Tuy nhiên, bài viết này chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh nên đi khám và tuân thủ các hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.