Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Triphala là gì? Tác dụng của triphala đối với sức khỏe

Ngày 21/03/2024
Kích thước chữ

“Triphala là gì?” là thắc mắc của nhiều người, nhất là những ai quan tâm đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên cũng như đưa ra thêm một số thông tin xoay quanh triphala.

Bột triphala được nhiều người biết đến với nhiều công dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. Nhưng không có nhiều người giải đáp được câu hỏi “Triphala là gì?”. Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc đó thì bạn viết này của Long Châu sẽ giúp bạn!

Triphala là gì?

Triphala, chính xác hơn là bột triphala. Đây là một loại hỗn hợp các loại thảo dược gồm: Quả lý gai (India gooseberry), quả haritaki (Terminalia chebula), quả bibhitaki (Terminalia bellirica), có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại và được xem là một trong những phương thuốc thảo dược lâu đời nhất thế giới.

Triphala là gì? Sử dụng như thế nào? 1
Triphala là gì? Triphala là một loại hỗn hợp các loại thảo dược

Quả lý gai (India gooseberry)

Một trong 3 loại bột có ở triphala là quả lý gai ((India gooseberry) hay còn được biết đến với tên gọi quả Amla. Loại quả này là một loại trái cây có thể ăn được với kết cấu dạng sợi và có vị chua. Thường được người ta ngâm với siro đường hoặc chế biến thành đa dạng các loại món ăn khác nhau.

Trong y học Ayurveda, quả lý gai được biết đến là một loại quả giàu vitamin C, khoáng chất, axit amin,... Và được sử dụng trong việc làm phương thuốc chữa trị các chứng bệnh như táo bón hay phòng chống ung thư. Ngoài ra, quả Amla cũng rất tốt cho việc cải thiện hệ tiêu hóa, tim mạch và bệnh tiểu đường,...

Quả haritaki (Terminalia chebula)

Thành phần tiếp theo có trong triphala là bột quả haritaki. haritaki là một loại cây thuốc, bạn có thể bắt gặp Haritaki ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan hay một số nước Trung Đông khác. Loại cây này có quả nhỏ, khi còn tươi thì có màu xanh lục và khi khô thì có màu nâu.

Đây là loại cây thuốc quý giá, người ta còn xem haritaki là vua của các loại cây thuốc. Trong haritaki chứa các chất phytochemical như: Polyphenol, anthocyanin, terpen,... và được sử dụng để điều trị các bệnh về tim, dạ dày, hen suyễn, táo bón,...

Quả bibhitaki (Terminalia bellirica)

Bibhitaki là chủng cây lớn, thường mọc ở khu vực Đông Nam Á. Quả Bibhitaki chứa nhiều axit gallic, tannin, axit ellagic, flavones và lignans,.. có tác dụng trong y học như chống viêm, điều trị các loại nhiễm khuẩn, virus thông thường. Ngoài ra, Bibhitaki cũng được chỉ ra rằng có khả năng hỗ trợ tốt đối với những ai mắc bệnh gout, rối loạn đường huyết và tiểu đường.

Tác dụng của triphala với sức khỏe

Đi đôi với công dụng của từng loại thảo dược ở 3 loại thảo dược kết hợp tạo ra triphala thì có thể nói triphala có rất nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe của con người. Có thể kể đến một số tác dụng nổi bật như:

  • Triphala có thể giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng: Nhờ các đặt tính về chống viêm, kháng khuẩn mà triphala được ứng dụng và sử dụng trong việc chăm sóc răng miệng khỏi sự hình thành mảng bám trên răng. Giúp giảm nguy cơ bị viêm nướu hay sâu răng.
  • Triphala có tác dụng nhuận tràng tự nhiên: Nhờ có thành phần là quả Amla nên triphala có khả năng giảm các triệu chứng táo bón, đầy hơi, đau bụng,...
  • Triphala có thể hỗ trợ giảm cân: Theo một số nghiên cứu gần đây, người bị béo phì khi sử dụng triphala đã có cải thiện đáng kể về cân nặng, giảm được được chu vi vòng eo và hông.
  • Triphala có khả năng chống viêm: Với thành phần chứa nhiều vitamin C, tannin, saponin, polyphenol hay flavonoid,... mà triphala có khả năng chống lại stress oxy hóa, giảm viêm.
  • Triphala giúp phòng chống bệnh ung thư: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, triphala có thể làm chết các tế bào ung thư ở tuyến tiền liệt và ruột kết.
Triphala là gì? Sử dụng như thế nào? 2
Triphala có thể giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Sử dụng triphala như thế nào?

Đi đôi với câu hỏi "Triphala là gì thì câu hỏi “sử dụng triphala như thế nào?” cũng là thắc mắc của nhiều bạn có nhu cầu sử dụng bột thảo dược này.

Bột triphala được khuyên là nên sử dụng giữa các bữa ăn khi đói bụng để đạt hiệu quả cao nhất. Thông thường, người dùng được khuyến cáo nên sử dụng mỗi lần từ 0,5 đến 1g mỗi ngày. Ngoài ra, với những ai muốn trị táo báo có thể tăng liều lượng lên thêm một chút.

Lưu ý khi sử dụng triphala

Mắc dù triphala khá lành tính và hoàn toàn được công nhận là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau khi sử dụng triphala:

  • Triphala có thể làm giảm tác dụng hoặc tương tác với một số loại thuốc chống đông warfarin nên bạn lưu ý là không nên dùng triphala khi đang uống các loại thuốc chống đông warfarin.
  • Quả amla (lý gai) trong bột triphala có khả năng làm tăng nguy cơ bầm tím trên da và chảy máu.
  • Tác dụng nhuận tràng tự nhiên có thể gây khó chịu cho bụng hoặc thậm chí tiêu chảy nếu bạn sử dụng ở liều lượng cao.
  • Cuối cùng, nếu bạn thuộc nhóm phụ nữ mang thai hoặc có định cho con nhỏ sử dụng bột triphala thì nên xin ý kiến bác sĩ có chuyên môn vì cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu hay báo cáo chính thức nào cho thấy triphala an toàn với hai nhóm đối tượng này.
Triphala là gì? Sử dụng như thế nào? 3
Phụ nữ mang thai nên xin lời khuyên của bác sĩ trước khi sử dụng triphala

Với những thông tin trên xoay quanh triphala từ chúng tôi, mong rằng bạn đọc đã tìm được lời giải cho câu hỏi “Triphala là gì?” cũng như biết thêm những thông tin về bột thảo dược này. Nhớ theo dõi thêm các bài viết khác từ chúng tôi nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin