Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tự gây thương tích: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị của tình trạng này

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ

Tự gây thương tích là các hành vi làm tổn thương đến bản thân mình. Nhà tâm lý học đưa giả thuyết rằng hành vi này được xem như cách đối phó có hại nhằm điều chỉnh lại cảm xúc tiêu cực bên trong con người.

Khi một người cảm thấy tồi tệ, lo lắng, tức giận hoặc chán nản, họ thường thực hiện hành vi tự gây thương tích để thể hiện các cảm xúc đó. Các hành vi này có thể là cào cấu, tự đâm bản thân, khắc chữ lên da, đập đầu,... gây ra nguy hiểm cho bản thân. Mời độc giả tham khảo thêm về nội dung này qua bài viết dưới đây của Long Châu.

Tổng quan về hành vi tự gây thương tích cho bản thân

Tự gây thương tích (self - injury) còn được gọi là tự gây thương tích không tự tử. Đây là các hành động cố ý làm tổn thương cơ thể thông qua việc tự đánh hoặc tự làm đau bản thân. Tuy nhiên, hành vi này không được coi như là một nỗ lực để tự tử. 

Tự gây thương tích: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 1
Hành vi tự gây thương tích đối với bản thân

Dù hành vi tự ngược đãi bản thân mang đến cảm giác bình tĩnh ngắn ngủi hoặc giải phóng căng thẳng nhưng nó thường kéo dài cảm giác tội lỗi, xấu hổ và sự quay trở lại của cảm xúc đau đớn. Đối tượng thực hiện hành vi tự gây tổn thương thường không lường trước được hậu quả gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, một số trường hợp tự gây thương tích đến thân thể vô cùng nghiêm trọng và thậm chí làm tử vong.

Các biểu hiện tự gây thương tích phổ biến ở người bệnh

Người mắc phải tình trạng này thường có các triệu chứng phổ biến tự gây thương tích như sau:

  • Vết sẹo: Theo khuôn mẫu hay hình thù nhất định.
  • Cơ thể xuất hiện các vết cắt, vết bầm tím, trầy xước hoặc vết thương thấy rõ.
  • Chà xát quá mức để tạo vết bỏng ở một khu vực.
  • Dùng vật sắc nhọn hoặc các vật dụng khác để tự gây thương tích trên cơ thể.
  • Mặc áo dài tay hoặc quần dài nhằm che giấu vết thương của bản thân.
  • Khó khăn trong việc hình thành và duy trì mối quan hệ đối với người xung quanh.
  • Thay đổi hành vi và cảm xúc nhanh chóng. Họ trở nên bốc đồng, lo lắng, căng thẳng,...
  • Than vãn về sự bất lực, sư vô vọng hoặc vô giá trị.
Tự gây thương tích: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 2
Các hành vi gây thương tổn thường xảy ra ở chân, tay, ngực và bụng

Tự gây thương tích thường xuất hiện ở nơi riêng tư. Nó có thể được thực hiện ở mức có kiểm soát nhưng vẫn để lại các dấu vết trên da. Cánh tay, chân, ngực và bụng là các bộ phận mục tiêu để gây thương tích.

Một số hành động tự gây thương tổn như:

  • Cắt, cào hoặc tự đâm bản thân bằng vật sắc nhọn là hình thức phổ biến nhất.
  • Tự đốt cơ thể bằng diêm, thuốc lá hay các vật sắc nhọn khác để chọc thủng da.
  • Tự rạch, khắc chữ hoặc biểu tượng trên da.
  • Tự đánh đấm, cáu nhéo, cắn hoặc đập đầu.
  • Chèn các loại dị vật dưới da.

Nguyên nhân chủ yếu bệnh nhân tự gây thương tích

Hầu hết các trường hợp tự gây thương tích để một người nào đó đối phó với các vấn đề về cảm xúc gây ra. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng này.

Tự gây thương tích: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 3
Tâm lý bị tác động xấu có thể gây tình trạng tự gây thương tổn cho cơ thể

Dưới đây sẽ là một vài nguyên nhân chủ yếu thường gặp phải cụ thể như:

  • Bị bạo lực học đường hoặc gặp khó khăn khi tiếp xúc với người khác ở trường học, nơi làm việc, gia đình,...
  • Từng bị chấn thương do lạm dụng tình dục, thể chất hay chứng kiến sự ra đi của một người nào đó.
  • Bị ảnh hưởng về tâm lý: Suy nghĩ quá nhiều, rối loạn lo âu, mất kết nối với người khác,...
  • Dồn nén cảm xúc mãnh liệt: Tức giận, hận thù, tuyệt vọng, tội lỗi,...

Hội chứng tự ngược đãi bản thân có liên quan đến bệnh trầm cảm hoặc lo lắng quá mức. Tình trạng sức khỏe tinh thần này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và mọi lứa tuổi khác nhau. Ngoài ra, hội chứng này còn biểu hiện qua các hành vi chống đối xã hội như gây rối hay làm ra các hành vi sai trái với người khác. Trên thực tế, các hành vi tự gây thương tổn bản thân giúp họ đối phó và phát tiết với cảm xúc cá nhân.

Phương pháp chẩn đoán và cách thức điều trị

Đầu tiên, người gặp phải trạng thái này cần phải hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp.

Chẩn đoán người bệnh tự gây thương tích

Hiện tại, hội chứng tự gây thương tích không có xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán này chỉ dựa vào đánh giá về thể chất và tinh thần. Ngoài ra, chẩn đoán có thể được yêu cầu thẩm định bởi các bác sĩ tâm lý giàu kinh nghiệm trong việc điều trị tự gây ra thương tích.

Các bác sĩ tâm lý có thể đánh giá bệnh tâm thần khác liên quan đến tự gây thương tích như rối loạn trầm cảm, rối loạn nhân cách,... Ở một số trường hợp, việc thẩm định còn bao gồm các công cụ bổ sung như làm bài kiểm tra bệnh về tâm lý hoặc trả lời bộ câu hỏi. 

Tự gây thương tích: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 4
Thăm khám để được chẩn đoán hành vi tự gây thương tổn bản thân

Một số cách điều trị self-injury cho bệnh nhân

  • Điều trị tâm lý: Chữa trị các hành vi nhận thức, trị liệu tâm động, phương pháp trị liệu dựa vào định tâm và điều trị các hành vi biện chứng.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Hành vi tự gây thương tích không có thuốc để điều trị. Tuy nhiên, người mắc phải các vấn đề tinh thần như trầm cảm hoặc rối loạn lo âu sẽ được kê đơn thuốc chống trầm cảm hay điều trị các rối loạn tiềm ẩn gây ra tình trạng tự gây thương tích.
  • Nhập viện tâm thần: Khi hành động tự gây thương tổn bản thân lặp đi lặp lại nghiêm trọng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nhập viện để được chăm sóc tâm thần.

Chế độ sinh hoạt phù hợp ở người tự gây thương tích

Lối sống tích cực, lành mạnh kết hợp cùng một số biện pháp khắc phục tại nhà sẽ giúp bạn đối phó với tự gây thương tích.

  • Tuân thủ đúng kế hoạch điều trị: Bệnh nhân cần giữ đúng hẹn điều trị và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hãy lên kế hoạch để làm dịu, đánh lạc hướng bản thân hoặc nhận hỗ trợ khi đối diện ham muốn tự gây hại bản thân.
  • Yêu cầu sự giúp đỡ khi cần thiết: Bệnh nhân nên chia sẻ hoặc tâm sự với gia đình, bạn bè hoặc bác sĩ tâm lý khi có sự cố liên quan đến tự gây thương tích.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tập uyện tập thể dục, thể thao lành mạnh. Chăm sóc các vấn đề về giấc ngủ để tránh ảnh hưởng đến hành vi sinh hoạt cá nhân.
  • Tránh uống rượu bia và dùng các loại thuốc kích thích. Đây là những thứ có ảnh hưởng đến khả năng đưa ra quyết định và có thể đặt bạn vào nguy cơ tự gây thương tổn.
  • Bạn nên học cách chăm sóc vết thương của mình khi gây ra thương tích cho bản thân hoặc tìm kiếm sự điều trị từ y tế khi cần thiết.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hành vi tự gây thương tích của ng bệnh mà Nhà thuốc Long Châu đã chia sẻ. Hy vọng qua đó, bạn đọc có thể hiểu thêm về vấn đề này và cách khắc phục hiệu quả khi mắc bệnh.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin