Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uống đủ nước là điều cần thiết để duy trì cơ thể khỏe mạnh, quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Do đó, việc uống nước buổi sáng rất quan trọng, đóng vai trò cung cấp lượng nước cơ thể cần sau một giấc ngủ dài.
Uống nước buổi sáng nên uống nước nóng hay lạnh, uống khi nào,… là những câu hỏi nhận được đông đảo sự quan tâm của bạn đọc. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu cách uống, lợi ích, lưu ý,… khi uống nước buổi sáng.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có rất nhiều tác dụng của uống nước buổi sáng, điển hình như:
Uống nước buổi sáng nên dùng nước gì? Uống nước ấm buổi sáng là một cách để cải thiện sức khỏe một cách đơn giản, nhanh chóng. Khi cơ thể thiếu nước, ruột non sẽ hấp thụ toàn bộ nước qua đường ăn uống, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước và dẫn đến táo bón, mệt mỏi,… lâu dần còn làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.
Khi này, các chuyên gia khuyến cáo bất cứ ai cũng nên uống một cốc nước vào buổi sáng, tốt nhất là nước ấm để bù nước cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.
Uống nước buổi sáng có tốt không? Câu trả lời là có, bổ sung nước mỗi sáng sau khi thức dậy rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ thải độc trong gan, dạ dày và thận, từ đó cải thiện sức khỏe từ bên trong. Nước giúp cơ thể thải độc thông qua bài tiết mồ hôi, chất thải được đẩy ra ngoài qua các lỗ chân lông, đem đến làn da thông thoáng, tươi sáng và cơ thể nhẹ nhàng.
Nước ấm được xem như một chất giãn mạch tự nhiên, giúp mạch máu giãn nở tốt hơn, tăng lưu lượng máu đến các cơ quan, tế bào trên khắp cơ thể. Vì vậy, bạn hãy duy trì thói quen uống một cốc nước ấm mỗi sáng sau khi thức dậy để khởi động cơ thể, tăng lưu lượng máu lên não, kích thích sự tập trung và khả năng ghi nhớ, năng suất làm việc.
Uống nước buổi sáng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng mà còn cả cơ thể nói chung, đặc biệt là những chị em đang muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng tốt hơn. Một cốc nước trước khi ăn sáng sẽ tạo ra cảm giác no, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa sáng, tăng tốc độ trao đổi chất lên đến 30% và đốt cháy calo, mỡ thừa hiệu quả hơn rất nhiều.
Uống nước buổi sáng với nước ấm cải thiện khả năng lưu thông máu trong cơ thể, tăng lượng máu mang oxy và dưỡng chất đến các mô, cơ quan bị tổn thương và giúp bạn thấy dễ chịu hơn, tốc độ hồi phục sau chấn thương cũng nhanh hơn. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về công dụng này khi uống nước buổi sáng nhưng rất nhiều người cho biết họ thấy cơn đau dịu nhẹ hơn, cảm giác cũng dễ chịu hơn.
Nước giúp giảm áp lực lên xoang do bệnh cảm lạnh và viêm mũi dị ứng nên bạn cần uống nước buổi sáng. Bạn có thể pha một cốc nước ấm với vài giọt chanh với 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất để giúp cơ thể tăng đề kháng, dấu hiệu của bệnh cảm lạnh cũng thuyên giảm nhanh chóng.
Uống nước buổi sáng có tốt không? Có nên uống nước buổi sáng không? Hầu hết các bác sĩ đều khuyến khích mọi người nên bắt đầu buổi sáng với một cốc nước ấm nhằm thư giãn tinh thần, kiểm soát cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Một số nghiên cứu chứng minh được việc tiêu thụ những thức uống lỏng và nóng có thể giảm stress hiệu quả.
Biết rằng uống nước buổi sáng tốt cho sức khỏe nhưng nên uống nước ấm hay nước lạnh sẽ tốt hơn? Câu trả lời là nước ấm luôn thích hợp với cơ thể hơn. Ngoài nước, bạn cũng nên sử dụng những loại đồ uống khác như trà, cà phê,… ấm nóng thay vì thêm đá.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đảm bảo nước ở nhiệt độ ấm, không nên dùng nước quá nóng gây nguy cơ bỏng, khó chịu trong khoang miệng khi thưởng thức. Mỗi sáng bạn có thể pha nước sôi với nước ở nhiệt độ thường để có cốc nước ấm với nhiệt độ như mong muốn, góp phần cải thiện hệ thống tiêu hóa, khả năng lưu thông máu trong cơ thể.
Ngoài việc duy trì thói quen uống nước buổi sáng, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để cải thiện sức khỏe hiệu quả nhất.
Không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh: Nước ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến bỏng, tổn thương các mô mềm ở khoang miệng và cổ họng nên khi uống nước buổi sáng, bạn hãy kiểm tra trước nhiệt độ của nước để chắc rằng nước ở mức nhiệt an toàn, phù hợp.
Không nên uống nước muối: Uống nước muối khi chưa ăn sáng, bụng đang đói có thể khiến bạn buồn nôn, nôn mửa do lượng natri trong máu tăng cao đột ngột gây mất cân bằng điện giải, gây ra các biểu hiện như chuột rút, đau đầu, chóng mặt, cơn co giật, rối loạn nhịp tim,…
Không nên uống nước trái cây: Nếu bạn uống nước trái cây khi chưa ăn sáng, khả năng cao bạn sẽ bị đau bụng, mệt mỏi,…, đặc biệt là người bị đau dạ dày hoặc gặp vấn đề khác về đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, lượng đường trong nước trái cây còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tăng cân,…
Không nên uống nước đun sôi để quá lâu: Nước đun sôi khi để lâu dễ nhiễm khuẩn, có nhiều bụi bẩn,… không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong khoảng 24 giờ là tốt nhất.
Không nên uống trà: Uống trà khi đang đói sẽ khiến hoạt chất tanin và axit tannic kết tủa với protein có trong thức ăn, gây hậu quả giảm hấp thụ sắt vào cơ thể. Không những vậy, chất tannin còn có thể làm dạ dày bị kích ứng, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Tóm lại, uống nước buổi sáng rất tốt cho cơ thể nhưng bạn nên uống nước ấm và ưu tiên nước lọc là tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý bổ sung nước đều đặn, thường xuyên trong suốt ngày dài để cơ thể luôn đủ nước phục vụ cho các hoạt động thể chất, điều hòa nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất,…
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.