Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngay từ khi biết mình mang thai, mẹ bầu đã phải quan tâm hơn đến vấn đề ăn uống và dinh dưỡng. Điều này càng quan trọng với những mẹ bầu bị ốm nghén. Vậy cần lưu ý gì khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu?
Theo thống kê, có khoảng 80% bà bầu bị ốm nghén trong thai kỳ. Các triệu chứng ốm nghén sẽ trầm trọng nhất trong 3 tháng đầu và dần thuyên giảm trong những tháng sau đó. Khi bị ốm nghén, bà bầu nhạy cảm hơn với mùi, dễ nôn ói, khó ăn uống nên thường sụt cân. Ốm nghén nặng còn khiết sức khỏe bà bầu suy kiệt, không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu rất quan trọng.
Xây dựng thực đơn cho bà bầu bị nghén là việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Lý do là:
Trong 3 tháng đầu là giai đoạn cực quan trọng và rất nhạy cảm của thai nhi, từ khi phôi thai làm tổ trong tử cung cho đến khi thai nhi hoàn thiện hình hài và phát triển ống thần kinh. Đây là giai đoạn tạo tiền đề cho sự phát triển thế chất và trí tuệ của thai nhi sau này. Vì vậy, thai nhi cần được cung cấp dinh dưỡng phù hợp và đầy đủ qua máu của mẹ truyền qua nhau thai.
Trong giai đoạn này, người mẹ thường phải trải qua cảm giác ốm nghén kinh khủng nhất. Các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần sau 3 tháng đầu. Triệu chứng điển hình là buồn nôn, nôn nhiều, khó ăn uống. Vì vậy, thực phẩm sử dụng trong các bữa ăn phải thực sự chọn lọc. Các món ăn cần có sự kết hợp luân phiên để mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ốm nghén, nhiều triệu chứng khác có thể xuất hiện trong 3 tháng đầu khiến sức khỏe mẹ suy kiệt như đau bụng, đau lưng, tiêu chảy. Có những phụ nữ bị đau bụng dữ dội ở thời điểm phôi thai làm tổ trong tử cung. Sau đó họ lại bị tiêu chảy triền miên do sự thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, rất cần một thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu chuẩn khoa học để mẹ bầu được nâng cao sức khỏe.
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu bị nghén cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mẹ bầu về năng lượng, thành phần vitamin và khoáng chất quan trọng. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu bị nghén trong 3 tháng đầu mang thai theo số liệu theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cụ thể như sau:
Tại mỗi tháng trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ và thai nhi đều khác. Càng về sau, thai nhi càng cần nhiều dưỡng chất hơn để phát triển. Vì vậy, yêu cầu đối với thực đơn của mẹ bầu cũng có nhiều điểm thay đổi. Cụ thể là:
Trong tháng đầu tiên, thể tích máu của mẹ bầu sẽ tăng khoảng 50%. Vì vậy, ngay lúc này mẹ đã cần lưu ý tăng hàm lượng sắt trong các bữa ăn hàng ngày. Chất đạm cũng rất cần thiết với sự phát triển của thai nhi. Chế độ ăn uống thiếu đạm làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dị tật thai nhi, trẻ khi chào đời chậm phát triển trí tuệ,…
Trong tháng thứ 2 của thai kỳ, bà bầu bắt đầu gặp các triệu chứng ốm nghén rõ ràng như buồn nôn, nôn nhiều, thay đổi khẩu vị, ăn uống không ngon miệng. Khi đó, các bữa ăn cần ưu tiên món dễ ăn, giảm gia vị và mùi hương. Các bữa ăn nên được chia nhỏ, thay vì ăn nhiều cùng một lúc mẹ bầu nên ăn một lượng ít và nên chia ra nhiều bữa ăn.
Ở tháng thứ 3, mẹ bầu có thể tăng cường ăn thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K để giảm triệu chứng ốm nghén. Ngoài giảm bớt gia vị, mùi hương khi chế biến món ăn, mẹ cũng nên áp dụng cách giảm ốm nghén bằng các loại nước như nước mía gừng, chanh mật ong, vỏ quýt gừng tía tô,…
Những món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu là gì? Bạn sẽ xây dựng được thực đơn phù hợp nhất với bà bầu bị nghén trong 3 tháng đầu. Theo đó, một số thực phẩm nên có trong thực đơn như:
Khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu, mẹ cũng nên tránh một số thực phẩm như:
Trên đây là những lưu ý quan trọng nhất trong xây dựng thực đơn cho bà bầu bị nghén 3 tháng đầu. Chỉ cần dinh dưỡng đầy đủ, kiêng khem đúng mức, mẹ bầu sẽ sớm vượt qua giai đoạn ốm nghén mệt mỏi và thai nhi sẽ có nền tảng tốt để phát triển toàn diện trong những tháng tiếp theo.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.