Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Bệnh nang tủy thận (Medullary cystic kidney disease - MCKD) là một tình trạng hiếm gặp, trong đó các u nang (túi nhỏ chứa đầy các chất lỏng) được hình thành ở tủy thận.
Để hiểu về bệnh nang tủy thận, đầu tiên, hãy tìm hiểu về chức năng của thận. Thận là hai cơ quan có hình hạt đậu, kích thước bằng khoảng một nắm tay, nằm ở hai bên cột sống, gần vùng giữa lưng. Thận có chức năng lọc máu, khoảng 200 lít máu đi qua thận mỗi ngày, máu sau khi được lọc sẽ quay lại hệ thống tuần hoàn. Các chất thải và chất lỏng dư thừa sẽ trở thành nước tiểu. Nước tiểu được đưa đến bàng quang và cuối cùng được loại bỏ khỏi cơ thể.
Tổn thương do MCKD gây ra khiến thận không thể cô đặc nước tiểu, nói cách khác, nước tiểu của bạn sẽ quá loãng. Kết quả bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường khi cơ thể cố gắng loại bỏ chất thải dư thừa, đồng thời, natri và các hóa chất quan trọng khác cũng sẽ bị mất qua nước tiểu. Theo thời gian, MCKD có thể dẫn đến suy thận.
Các loại bệnh nang tủy thận có thể bao gồm:
Các triệu chứng của bệnh nang tủy thận giống như nhiều tình trạng khác, khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn, các triệu chứng này bao gồm:
Khi bệnh tiến triển, có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối, các triệu chứng của bệnh thận giai đoạn cuối có thể bao gồm:
Các biến chứng lâu dài có thể gặp khi mắc bệnh nang tủy thận:
Khi có các triệu chứng hoặc dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh nang tủy thận, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Bệnh nang tủy thận là bệnh lý di truyền theo kiểu gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần nhận gen bất thường từ cha hoặc mẹ đã có thể phát triển bệnh lý này. Nếu cha mẹ có gen này thì con cái có 50% nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh thường biểu hiện bằng suy thận khởi phát ở người trưởng thành và không có tổn thương ngoài thận. Bệnh nang tủy thận còn được gọi là bệnh thận kẽ nhiễm sắc thể thường trội (ADIKD).
Có hai loại bệnh nang tủy thận, trong đó:
Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nang tủy thận. Các biện pháp điều trị tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Tổn thương do bệnh nang tủy thận sẽ khiến cho thận không cô đặc nước tiểu được. Vì vậy bạn cần phải đi tiểu nhiều hơn bình thường để cơ thể loại bỏ những chất thải dư thừa, tuy nhiên quá trình đó cũng có thể đào thải natri và các chất quan trọng khác trong cơ thể. Chính vì điều này mà theo thời gian, bệnh nang tủy thận sẽ dẫn đến suy thận.
Trong giai đoạn đầu, nang tủy thận không có triệu chứng, các dấu hiệu chính chỉ giới hạn ở chứng tiểu nhiều. Về sau, các phát hiện lâm sàng liên quan đến suy thận tiến triển, chẳng hạn như thiếu máu, các triệu chứng urê huyết.
Để quản lý tốt bệnh nang tủy thận và nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp và đường huyết, đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Việc hạn chế muối, kali, và trong một số trường hợp là protein, kết hợp với việc uống đủ nước theo chỉ định sẽ giúp giảm gánh nặng cho thận. Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục đều đặn, giảm stress và tránh các chất kích thích cũng rất quan trọng. Việc khám bác sĩ định kỳ để theo dõi chức năng thận và điều chỉnh phác đồ điều trị là điều cần thiết để đảm bảo bệnh được kiểm soát tốt nhất.
Việc đi tiểu nhiều lần trong ngày khi mắc bệnh nang tủy thận là một triệu chứng khá phổ biến. Có một vài lý do giải thích cho hiện tượng này: Giảm khả năng cô đặc nước tiểu, khi các nang trong thận phát triển, chúng làm giảm khả năng của thận trong việc tập trung nước tiểu. Điều này dẫn đến việc thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn bình thường, khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn. Bệnh nang tủy thận có thể gây rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là natri. Hoặc bệnh nhân mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm trùng đường tiết niệu. Những bệnh lý này cũng có thể góp phần làm tăng tần suất đi tiểu.
Hỏi đáp (0 bình luận)