Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Hô hấp/
  4. Bệnh tích protein phế nang

Bệnh tích protein phế nang: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Trương Đình Ti Thi

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.

Xem thêm thông tin

Bệnh tích protein phế nang (Pulmonary alveolar proteinosis - PAP) là một bệnh phổi hiếm gặp liên quan đến sự tích tụ một hoạt chất bề mặt trong phế nang do độ thanh thải của chất này giảm. Tình trạng này có thể là bẩm sinh, thứ phát hoặc tự miễn dịch. PAP tự miễn là cơ chế sinh lý gây bệnh phổ biến nhất, chiếm 90% các trường hợp được ghi nhận.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh tích protein phế nang

Bệnh tích protein phế nang là gì?

Bệnh tích protein phế nang phổi (PAP) được mô tả lần đầu tiên vào năm 1958 bởi Samuel H. Rosen. Kể từ thời điểm đó, sự hiểu biết của các bác sĩ lâm sàng về căn bệnh hiếm gặp này đã được cải thiện đáng kể.

Các báo cáo ban đầu về bệnh này mô tả bệnh là một tình trạng suy hô hấp thứ phát do sản xuất quá mức một protein hoạt động bề mặt trong phế nang. Sự gia tăng tích tụ chất này được cho là hậu quả của việc hít phải các chất kích thích từ môi trường hoặc tác nhân lây nhiễm khác. Ban đầu bệnh này được gọi là PAP mắc phải hoặc vô căn.

Hiện tại, các bác sĩ chỉ ra rằng có 3 con đường riêng biệt dẫn đến sự tích lũy protein hoạt động bề mặt trong phế nang là bẩm sinh, thứ phát và tự miễn dịch. Cả 3 con đường này dẫn đến giảm độ thanh thải của chất hoạt động bề mặt này thay vì tăng sản xuất chúng.

PAP tự miễn là cơ chế sinh lý bệnh phổ biến nhất, chiếm 90% các trường hợp được ghi nhận. PAP tự miễn dịch được gây ra do kháng thể immunoglobulin (IgG) - kháng thể kháng kích thích tố đại thực bào kháng bạch cầu hạt (anti-GM-CSF), làm giảm chức năng của đại thực bào phế nang.

PAP thứ phát tuy thiếu kháng thể kháng GM-CSF nhưng nguyên nhân gây bệnh đã làm giảm chức năng của các đại thực bào thứ phát như các khối u ác tính về huyết học (hội chứng loạn sản tủy, bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính) hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát (suy giảm miễn dịch thông thường, hội chứng DiGeorge và trong một số bệnh khác) nên chức năng của đại thực bào phế nang cũng giảm.

PAP bẩm sinh ít phổ biến nhất và là kết quả của sự đột biến gen trong protein thụ thể GM-CSF hoặc protein chất hoạt động bề mặt.

Triệu chứng bệnh tích protein phế nang

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tích protein phế nang

Biểu hiện lâm sàng của PAP thay đổi từ nhẹ nhàng đến đột ngột nặng nề và các triệu chứng thường không đặc hiệu.

Khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của PAP. Hầu hết những người mắc bệnh đều khó thở khi tập thể dục, làm việc nặng, nhưng một số người cũng bị khó thở khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác của PAP bao gồm:

  • Đau ngực;
  • Ho, đôi khi có máu hoặc đàm;
  • Cyanosis (da và móng tay hơi xanh);
  • Mệt mỏi;
  • Sốt;
  • Viêm phổi;
  • Ngón tay dùi trống.

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng tại thời điểm xuất hiện (tình trạng này chiếm khoảng 33%).

Tác động của bệnh tích protein phế nang đối với sức khỏe

PAP có thể gây suy hô hấp đe dọa tính mạng trong những trường hợp nặng. Tuy nhiên, diễn biến của bệnh có thể tự thuyên giảm tự nhiên đến ổn định hoặc ngược lại, diễn tiến đến tử vong do suy hô hấp hoặc nhiễm trùng thứ phát.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tích protein phế nang

Bệnh nhân mắc PAP có nguy cơ mắc nhiễm trùng cơ hội cao hơn (khoảng 5% bệnh nhân PAP bị nhiễm trùng cơ hội). Phổi là vị trí nhiễm trùng phổ biến nhất, mặc dù nhiễm trùng ngoài phổi chiếm khoảng 32% nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân PAP.

Nocardia và Mycobacterium tuberculosis là 2 nguyên nhân nhiễm trùng cơ hội được báo cáo phổ biến nhất trong PAP. Nguyên nhân nhiễm nấm được ghi nhận bao gồm Histoplasma, Aspergillus, Cryptococcus và Blastomyces. Các nguyên nhân nhiễm trùng khác được ghi nhận bao gồm Acinetobacter, Coccidiodies, Mucorales và Streptomyces.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn đều cần đến gặp bác sĩ ngay.

Bệnh tích protein phế nang là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh tích protein phế nang 4
Khi có các triệu chứng của bệnh tích protein phế nang, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay

Nguyên nhân bệnh tích protein phế nang

Nguyên nhân gây ra bệnh tích protein phế nang

Miễn dịch

PAP tự miễn dịch là hậu quả trực tiếp liên quan đến kháng thể chống lại GM-CSF. Đã có suy đoán rằng khói thuốc lá hoặc các bệnh truyền nhiễm kích thích sự phát triển của các tự kháng thể này do tỷ lệ hút thuốc và nhiễm trùng cao ở bệnh nhân PAP. Tuy nhiên, không có mối liên hệ nhân quả nào được tìm thấy giữa khói thuốc lá và PAP tự miễn dịch. Ngoài ra, không có mối liên hệ nhân quả nào được tìm thấy giữa nhiễm trùng và PAP tự miễn dịch.

Giảm số lượng quần thể đại thực bào trong PAP thứ cấp được gây ra bởi bất kỳ bệnh nào làm giảm số lượng đại thực bào phế nang. Trong một phân tích hồi cứu, 34.1% PAP thứ phát có liên quan đến hội chứng loạn sản tủy và 15.2% có liên quan đến bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp.

Hóa chất

PAP thứ cấp cũng có liên quan đến việc hít phải một số chất ô nhiễm từ môi trường. Những chất từ môi trường này bao gồm silica, talc, xi măng, cao lanh, nhôm, titan, indium và cellulose. Một số nghiên cứu trên động vật, PAP đã được chẩn đoán sau khi những con vật này hít phải nhôm, sợi thủy tinh, indi, niken, thạch anh, silica và titan. Phân tích ở Pháp về bệnh nhân PAP cho thấy có khoảng 39% trường hợp mắc bệnh đã tiếp xúc với môi trường xi măng, bụi ngũ cốc, đồng, epoxy, sơn, polyvinyl clorua, silica, hàn, bụi gỗ, zirconi hoặc khói.

Di truyền

Rối loạn chức năng di truyền ở một trong nhiều protein chịu trách nhiệm điều hòa chất hoạt động bề mặt gây ra PAP bẩm sinh. Điều này bao gồm các đột biến trong tiểu đơn vị alpha hoặc tiểu đơn vị beta của thụ thể GM-CSF, protein hoạt động bề mặt B, protein hoạt động bề mặt C, đơn vị liên kết ATP3 hoặc bệnh không dung nạp protein lysine.

Bệnh tích protein phế nang là gì? Những vấn đề cần biết về bệnh tích protein phế nang 5
Di truyền có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tích protein phế nang
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bệnh tích protein phế nang

Nguyên nhân nào gây tích protein phế nang?

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tích protein phế nang bao gồm:

  • Rối loạn tự miễn dịch: Cơ thể sản xuất kháng thể chống lại GM-CSF, một yếu tố quan trọng trong việc loại bỏ surfactant trong phổi.
  • Tiếp xúc lâu dài với một số chất độc hoặc hạt bụi trong môi trường lao động (như silic hoặc nhôm).
  • Nhiễm trùng hoặc yếu tố di truyền.
  • Sự thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng của đại thực bào phế nang, loại tế bào có nhiệm vụ tiêu hủy surfactant dư thừa.

Cảm giác nặng tức ngực có phải do tình trạng tích protein phế nang không?

Xét nghiệm nào giúp phát hiện bệnh tích protein phế nang chính xác nhất?

Bệnh tích protein phế nang có cần phẫu thuật không?

Bệnh tích protein phế nang nên tránh những thói quen sinh hoạt nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)