Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh thường gặp/
  4. Suy tim trái

Suy tim trái là gì? Những điều cần biết về suy tim trái

Bác sĩNguyễn Thị Thu Thảo

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.

Xem thêm thông tin

Suy tim trái xảy ra khi khả năng bơm máu của tim bị suy yếu. Điều này khiến các cơ quan không nhận đủ lượng oxy để thực hiện các chức năng của chúng. Suy tim trái có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm suy tim phải và tổn thương cơ quan nội tạng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy tim trái

Suy tim trái là gì?

Hai bên tim của bạn có những hoạt động khác nhau để giúp bơm máu:

  • Bên trái: Nhận máu giàu oxy từ phổi và đưa nó đến khắp nơi trong cơ thể. Oxy giúp các cơ quan, cơ và các mô khác thực hiện công việc của chúng.
  • Bên phải: Nhận máu nghèo oxy từ cơ thể và đưa đến phổi. Từ đó, giải phóng carbon dioxide và lấy thêm oxy.

Suy tim trái xảy ra khi tim trái không còn hoạt động bình thường. Có hai loại:

  • Suy tim tâm thu: Buồng bơm phía dưới của tim gọi là tâm thất trái, không đủ sức để bơm máu ra ngoài cơ thể. Nó còn được gọi là suy tim với phân suất tống máu giảm.
  • Suy tim tâm trương: Tâm thất trái bị trơ và không thể thư giãn khiến máu khó đổ đầy tâm thất. Tình trạng này còn được gọi là suy tim có phân suất tống máu bảo tồn.

Triệu chứng suy tim trái

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy tim trái

Ban đầu, các dấu hiệu suy tim trái có thể không được rõ ràng nhưng chúng sẽ trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Điều quan trọng là phải gặp bác sĩ kiểm tra thường xuyên để chẩn đoán và điều trị sớm nhằm kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của suy tim. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể gây ra các biến chứng.

Các triệu chứng suy tim trái, bao gồm:

  • Khó thở vào ban đêm phải ngồi bật dậy để thở;
  • Khó thở khi tập thể dục hoặc khi nằm thẳng;
  • Ho mạn tính hoặc thở khò khè;
  • Khó tập trung;
  • Mệt mỏi;
  • Giữ nước gây phù nề ở mắt cá chân, cẳng chân và/hoặc bàn chân;
  • Chán ăn và buồn nôn;
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
  • Tăng cân nhanh đột ngột.

Khi những triệu chứng này xảy ra, chúng khiến tim cố gắng bơm mạnh hơn, gây ra những tổn thương nặng hơn như:

  • Tim to ra;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Huyết áp cao;
  • Ít máu cung cấp đến tay và chân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh suy tim trái

Các biến chứng của suy tim trái có thể bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim bất thường như nhịp nhanh thấtrung nhĩ;
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và trung ương;
  • Bệnh van tim;
  • Bệnh gan;
  • Suy tim phải;
  • Yếu cơ;
  • Thiếu máu;
  • Bệnh thận;
  • Trầm cảm.
ST trái 4.jpeg
Người bệnh suy tim trái có thể bị biến chứng trầm cảm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm suy tim trái sẽ giúp giảm triệu chứng và làm chậm diễn tiến của bệnh.

Nguyên nhân suy tim trái

Nguyên nhân dẫn đến suy tim trái

Suy tim trái có thể có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn, bao gồm:

  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp mạn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim tâm trương. Khi bạn bị huyết áp cao trong một thời gian dài, tim bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Kết quả là trái tim của bạn trở nên dày và cứng hơn.
  • Bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao có thể gây xơ cứng mạch máu. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn, có thể khiến cơ tim dày lên.
  • Bệnh mạch vành: Sự tắc nghẽn khiến lượng máu chảy qua tim của bạn ít hơn. Lưu lượng máu đến tim rất thấp có thể dẫn đến các tế bào cơ tim chết (thiếu máu cục bộ). Điều này có thể ngăn tim thư giãn và đổ đầy máu như bình thường.
  • Bệnh màng ngoài tim: Tràn dịch màng ngoài tim hay co thắt màng ngoài tim đều có thể hạn chế khả năng bơm máu của tim.
  • Béo phì: Lớp mỡ đệm xung quanh tim tăng lên khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
  • Lối sống ít vận động: Việc thiếu hoạt động thể chất có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành và béo phì. Tất cả những tình trạng này có thể góp phần gây ra suy tim tâm trương.
  • Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Điều này dẫn đến một loạt các thay đổi phức tạp trong cơ thể. Một số thay đổi này bao gồm tăng huyết áp, giảm lượng oxy cung cấp cho tim và tăng hoạt động của hệ thần kinh. Gây ra mất cân bằng giữa cung và cầu oxy, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim trái cũng như các bệnh tim khác.
  • Các bệnh tim khác: Một số bệnh tim khác có thể khiến thất trái dày lên. Ví dụ như hẹp van động mạch chủ và bệnh cơ tim phì đại.

Suy tim trái có thể có những nguyên nhân cơ bản khác nhau. Rối loạn chức năng tâm thu thường do:

  • Bệnh cơ tim giãn nở vô căn;
  • Bệnh mạch vành;
  • Tăng huyết áp;
  • Bệnh van tim.

Rối loạn chức năng tâm trương thường gặp nhất do:

  • Tăng huyết áp;
  • Béo phì;
  • Bệnh mạch vành;
  • Đái tháo đường;
  • Rung nhĩ;
  • Rối loạn mỡ máu.
ST trái 5.jpeg
Béo phì có thể là nguyên nhân của suy tim trái
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Hỏi đáp (0 bình luận)