Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Văn Tường
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Bệnh thiếu máu (Anemia) là một trong những bệnh lý sự thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất. Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính có khoảng 25% dân số trên toàn thế giới bị thiếu máu. Tình trạng này khá phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi (42%) và phụ nữ có thai (40%). Bệnh nhân thiếu máu nặng sẽ gây ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ, các hoạt động hằng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Đồng thời, bệnh thiếu máu còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh khác và tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt ở trẻ em nhũ nhi và người già.
Bệnh thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắt tố Hb trong máu ngoại vi dẫn đến giảm khả năng cung cấp oxy cho các mô/ tổ chức của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tình trạng thiếu máu được xác định khi Hb < 13g/dl (đối với nam giới trưởng thành), và Hb < 12g/dl (đối với nữ giới trưởng thành, không mang thai).
Thiếu máu có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau. Mỗi cách phân loại có ý nghĩa ứng dụng khác nhau trong việc tiếp cận, chẩn đoán tìm nguyên nhân và điều trị:
Theo mức độ: Nhẹ, trung bình, nặng.
Theo diễn tiến quá trình thiếu máu: Thiếu máu cấp tính, thiếu máu mạn tính.
Theo nguyên nhân: Mất máu, tăng phá huỷ hồng cầu và giảm sản xuất hồng cầu.
Các triệu chứng có thể xuất hiện tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh cũng như tuổi và tình trạng hô hấp, tim mạch của bệnh nhân. Thiếu máu nhẹ thường không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi đi thăm khám một bệnh khác hoặc khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như sau:
Da nhợt nhạt, xanh xao;
Nhịp tim nhanh hoặc không đều, hồi hộp;
Hụt hơi;
Đau ngực, đánh trống ngực;
Đau đầu, chóng mặt, xây xẩm thường xuyên hay khi thay đổi tư thế hoặc khi gắng sức;
Tóc rụng, móng tay giòn dễ gãy, chân móng bẹt hoặc lõm;
Kém tập trung.
Ngoài ra, tuỳ theo từng nguyên nhân thiếu máu, bệnh nhân có thể có các triệu chứng điển hình khác nhau. Ví dụ:
Thiếu máu thiếu sắt: Bệnh nhân thường có đau lưỡi, viêm lưỡi, mất gai lưỡi, giảm tiết nước bọt, móng tay cong lõm…
Thiếu máu thiếu vitamin B12 thường có triệu chứng thần kinh bao gồm tê, dị cảm, mất điều hoà vận động, liệt cứng, suy giảm trí nhớ…
Thiếu máu do thiếu acid folic lại không có triệu chứng trên thần kinh.
Bệnh Thiếu máu nếu không điều trị sớm có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể gây hại cho sức khỏe như: Suy nhược cơ thể nghiêm trọng, gây biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ, bao gồm cả sinh non; tim mạch; thiếu máu não, thậm chí có thể tử vong.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu như giảm tổng hợp hồng cầu, mất máu cấp và tặng phá hủy hồng cầu. Trong đó, nguyên nhân của bệnh thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt. Xét một cách tổng quát, các nguyên nhân thiếu máu bao gồm:
Thiếu máu do bị mất máu: Tai nạn, chấn thương, xuất huyết nội tạng…
Bệnh thiếu máu do tế bào hồng cầu giảm số lượng hoặc suy yếu: Do dinh dưỡng kém, thiếu nguyên liệu để sản xuất hồng cầu.
Thiếu máu liên quan đến tăng phá hủy hồng cầu: Tán huyết do thiếu men G6PD trên màng hồng cầu, tán huyết do miễn dịch…
Quyết định số 1494/QĐ-BYT ngày 22/4/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học.
Giáo trình” Dược lâm sàng và điều trị” – NXB Y học
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360
https://www.healthline.com/health/anemia
Hỏi đáp (0 bình luận)