Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Thoái hóa khớp là một tình trạng viêm khớp thường gặp, nổi bật bởi sự suy giảm của lớp sụn. Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp tăng đáng kể theo tuổi, với 30% ở những người trên 35 tuổi, 60% ở những người trên 65 tuổi và 85% ở những người trên 85 tuổi. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về vận động, thậm chí dẫn đến tình trạng tàn tật.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp (Osteoarthritis) là tình trạng tổn thương mãn tính ở sụn khớp và mô xương dưới sụn do cả hai quá trình tác động cơ học và sinh học làm mất cân bằng quá trình tổng hợp, dẫn đến phá huỷ các tế bào sụn khớp, chất gian bào và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và lượng dịch khớp giảm. Biểu hiện lâm sàng là đau khớp mạn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp, kèm theo những thay đổi của phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Mặc dù thoái hóa khớp có thể làm hỏng bất kỳ khớp nào, nhưng rối loạn này ảnh hưởng phổ biến nhất đến các khớp ở bàn tay, đầu gối, hông và cột sống của bạn. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, người làm việc tay chân thường xuyên và liên tục, khiêng vác nặng, người chơi thể thao ở cường độ cao, bị dị dạng bẩm sinh hoặc biến dạng do chấn thương hoặc người thừa cân, béo phì.

Thoái hóa khớp thường có thể được kiểm soát, mặc dù không thể hồi phục tổn thương khớp. Tiếp tục vận động, duy trì cân nặng hợp lý và điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và giúp cải thiện tình trạng đau và chức năng khớp.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Triệu chứng của thoái hóa khớp

Các triệu chứng của thoái hóa khớp bao gồm:

  • Đau nhức: Cơn đau nhức bên trong khớp, thường là triệu chứng sớm nhất của bệnh, giai đoạn đầu, đau các khớp thường gia tăng khi bạn tham gia vào các hoạt động, tư thế chịu trọng lực và có phần giảm nhẹ khi bạn nghỉ ngơi. Giai đoạn sau đau có thể âm ỉ kéo dài liên tục, kể cả khi nghỉ ngơi, đau tăng nhiều hơn khi thay đổi thời tiết, giao mùa.
  • Sưng tấy: Các khớp có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ, đặc biệt sau khi vận động.
  • Cứng khớp: Cảm giác cứng khớp ở gối rất rõ ràng vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi yên một thời gian. Thời gian cứng khớp kéo dài dưới 30 phút, khi cứ động có cảm giác lạo xạo, lục cục ở khớp.
  • Hạn chế vận động: Khớp bị cứng và kém linh hoạt có thể làm bạn khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như ngồi xuống hoặc đứng lên từ ghế, lên xuống xe hơi, leo cầu thang, hoặc đi bộ.
  • Âm thanh lạ từ khớp: Khi di chuyển đầu gối, bạn có thể nghe thấy âm thanh cót két hoặc rắc rắc, là dấu hiệu của sự ma sát giữa các bộ phận trong khớp do mất sụn.
Thoái hóa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 1
Thoái hóa khớp là một tình trạng viêm khớp thường gặp

Các vị trí thoái hóa khớp trên cơ thể bao gồm:

  • Thoái hóa khớp gối: Thường xảy ra do lớp sụn khớp gối bị mòn, rách, gây đau, viêm, và hạn chế vận động. Có thể kèm theo gai xương.
  • Thoái hóa khớp háng: Đi lại trở nên khó khăn, đau vùng bẹn, mấu chuyển lớn, tình trạng này rất khó nhận biết do cơn đau có thể lan ra ở nhiều vị trí khác nhau như đùi, đầu gối, mông.
  • Thoái hóa khớp cùng chậu: Triệu chứng bao gồm đau lưng, hông, cảm giác tê bì chân, và mệt mỏi khi ngồi lâu.
  • Thoái hóa khớp cổ tay và bàn tay: Phổ biến ở người lớn tuổi, sụn và khớp suy giảm dinh dưỡng do giảm lượng máu cung cấp. Sự thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, làm giảm sức chịu lực trước các tác động liên tục và vận động hàng ngày của khớp.
  • Thoái hóa khớp cổ chân: Hay gặp ở người trên 40 tuổi hoặc những người nghề nghiệp cần sử dụng cổ chân nhiều, tiến triển chậm và ban đầu khó nhận biết. Lúc vận động mạnh hay dùng sức ở cổ chân nhiều sẽ gây ra cảm giác đau nhói, cảm giác nặng nề không linh hoạt của khớp.
  • Thoái hóa đốt sống cổ - cột sống thắt lưng: Gây đau cổ hoặc thắt lưng, với sự hình thành của gai xương dọc theo cột sống, có thể kích thích dây thần kinh và gây đau dữ dội gây đau, tê ngứa lan đến các vùng theo dây thần kinh liên quan.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh thoái hóa, nặng hơn theo thời gian, thường dẫn đến đau mãn tính. Đau và cứng khớp có thể trở nên nghiêm trọng đến mức gây khó khăn cho các công việc hàng ngày.

Một số biến chứng thoái hóa khớp khác, gồm:

  • Hoại tử xương hoặc chất xương;
  • Khớp bị nhiễm trùng hoặc chảy máu trong khớp;
  • Suy giảm gân quanh khớp hoặc đứt dây chằng;
  • Cảm giác dây thần kinh bị chèn ép (nếu bị thoái hóa cột sống);
  • Vôi hóa có thể xảy ra trên sụn với sự hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là đầu gối, gây những cơn đau cấp tính;
  • Nang Baker (u nang bao hoạt dịch vùng khoeo) có thể hình thành khi chất lỏng khớp dư thừa được tạo ra.

Ngoài ra, biến chứng của thoái hóa khớp còn dẫn đến trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, bệnh gout, tăng cân và giảm năng suất làm việc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đau khớp hoặc cứng khớp không biến mất, hãy hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám sớm.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp không chỉ là một tình trạng hao mòn đơn giản mà còn là một quá trình bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến toàn bộ khớp, bao gồm sụn, xương, mô liên kết, và niêm mạc khớp. Sự phân hủy của sụn — một mô cứng, trơn giúp các khớp chuyển động gần như không ma sát — là một trong những yếu tố chính. Khi sụn bị suy yếu và mòn dần, các đầu xương có thể ma sát trực tiếp với nhau, dẫn đến đau và hư hại thêm.

Nguyên nhân của thoái hóa khớp có thể được phân loại thành hai nhóm chính: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát:

  • Lão hóa: Sự suy giảm tự nhiên của sụn do quá trình lão hóa của cơ thể. Độ tuổi càng cao, các protein trong sụn bị suy giảm về số lượng và chất lượng, làm giảm khả năng chịu lực và đàn hồi của sụn.
  • Hoạt động vận động lặp đi lặp lại: Sử dụng khớp quá mức và thường xuyên trong nhiều năm có thể dẫn đến tổn thương sụn, làm tăng ma sát và đau trong khớp.

Nguyên nhân thứ phát:

  • Di truyền: Các yếu tố gen có thể khiến một số người dễ bị suy giảm sụn hơn, từ đó phát triển thoái hóa khớp sớm.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá cao tăng áp lực lên các khớp chịu trọng lực như khớp gối, hông và cột sống, làm tăng tốc độ thoái hóa khớp.
  • Chấn thương: Các chấn thương khớp, như rách sụn hoặc gãy xương gần khớp, có thể làm thay đổi cơ chế vận động của khớp và dẫn đến viêm xương khớp thoái hóa.
  • Lạm dụng khớp: Hoạt động quá mức đối với một số khớp nhất định, như trong trường hợp của công nhân xây dựng hoặc thợ thủ công, có thể gây ra viêm xương khớp.
  • Các bệnh xương khớp khác: Bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc các tình trạng khác cũng có thể khiến các khớp dễ bị thoái hóa hơn.
Thoái hóa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị 2
Hoạt động quá mức đối với một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ thoái hóa
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân chủ yếu gây ra thoái hóa khớp là gì?

Có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hóa khớp là nguyên nhân nguyên phát và nguyên thứ phát.

  • Đối với thoái hóa khớp nguyên phát chủ yếu do sự lão hóa xương cũng như hoạt động cơ xương quá mức.
  • Đối với thoái hóa khớp thứ phát sẽ bao gồm nhiều yếu tố ảnh hưởng như tuổi tác, chấn thương,béo phì, di truyền và tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính như viêm khớp dạng thấp.

Xem thêm thông tin: Những nguyên nhân thoái hóa khớp bạn cần biết để phòng bệnh hiệu quả

Tại sao béo phì lại làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp?

Tại sao bổ sung vitamin C lại có lợi cho bệnh nhân thoái hóa khớp?

Khi bị thoái hóa khớp có nên ăn gừng hay không?

Yoga và thái cực quyền có lợi ích gì trong phòng ngừa thoái hóa khớp?

Hỏi đáp (0 bình luận)