Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Sức khỏe sinh sản/
  4. Vô sinh

Vô sinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Khánh Vy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại xuất sắc bác sĩ Đa khoa tốt nghiệp tại Liên Bang Nga, với kinh nghiệm chuyên sâu về Sản Phụ khoa và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Xem thêm thông tin

Vô sinh được định nghĩa là không thể có thai mặc dù có quan hệ tình dục thường xuyên, không được bảo vệ trong ít nhất một năm đối với hầu hết các cặp vợ chồng. Vô sinh có thể là do một trong hai người có vấn đề về khả năng sinh sản, hoặc do sự kết hợp của các yếu tố cản trở việc thụ thai. Hiện nay có nhiều liệu pháp an toàn và hiệu quả giúp cải thiện đáng kể khả năng mang thai.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung vô sinh

Vô sinh là một bệnh của hệ thống sinh sản nam hoặc nữ được xác định là do không thể có thai sau 12 tháng hoặc hơn khi quan hệ tình dục thường xuyên không được bảo vệ.

Triệu chứng vô sinh

Những dấu hiệu và triệu chứng của vô sinh

Triệu chứng chính của vô sinh là không có thai. Có thể không có các triệu chứng rõ ràng khác. Đôi khi, phụ nữ bị vô sinh có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh. Trong một số trường hợp, nam giới bị vô sinh có thể có một số dấu hiệu của các vấn đề về nội tiết tố, chẳng hạn như sự thay đổi về sự phát triển của tóc hoặc chức năng tình dục.

Hầu hết các cặp vợ chồng cuối cùng sẽ thụ thai, có hoặc không điều trị.

Tác động của vô sinh đối với sức khỏe

Tác động của vô sinh chủ yếu trên tâm lý. Các cặp vợ chồng khi bị chẩn đoán vô sinh sẽ có tâm lý chán nản, mặc cảm, trầm cảm hoặc có thể dẫn đến hôn nhân không hạnh phúc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân vô sinh

Trong hệ thống sinh sản nam giới, vô sinh phổ biến nhất là do các vấn đề trong việc tắc nghẽn đường sinh sản gây rối loạn chức năng tống xuất tinh dịch. Sự tắc nghẽn này có thể xảy ra trong các ống dẫn tinh dịch (như ống phóng tinh và túi tinh).

Tắc nghẽn thường do chấn thương hoặc nhiễm trùng đường sinh dục, rối loạn nội tiết tố dẫn đến bất thường về nội tiết tố do tuyến yên, vùng dưới đồi và tinh hoàn sản xuất. Các hormone như testosterone điều chỉnh quá trình sản xuất tinh trùng. Ví dụ về các rối loạn dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố bao gồm ung thư tuyến yên hoặc ung thư tinh hoàn, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng, ví dụ như do giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc do các phương pháp điều trị y tế làm suy giảm các tế bào sản xuất tinh trùng (chẳng hạn như hóa trị liệu), chức năng và chất lượng tinh trùng bất thường.

Các điều kiện hoặc tình huống gây ra bất thường về hình dạng (hình thái) và chuyển động (khả năng di chuyển) của tinh trùng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản. Ví dụ, việc sử dụng steroid đồng hóa có thể gây ra các thông số tinh dịch bất thường như số lượng và hình dạng tinh trùng.

Các yếu tố môi trường và lối sống như hút thuốc, uống quá nhiều rượu và béo phì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Ngoài ra, việc tiếp xúc với các chất độc và ô nhiễm môi trường có thể gây độc trực tiếp cho các giao tử (trứng và tinh trùng), làm cho chúng giảm số lượng và chất lượng kém, dẫn đến vô sinh.

Trong hệ thống sinh sản của phụ nữ, vô sinh có thể do một loạt các bất thường của rối loạn ống dẫn trứng như tắc ống dẫn trứng, nguyên nhân là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) không được điều trị hoặc biến chứng của nạo phá thai không an toàn, nhiễm trùng huyết sau sinh hoặc phẫu thuật vùng bụng/vùng chậu; rối loạn tử cung có thể là viêm nhiễm (chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung), bẩm sinh (chẳng hạn như tử cung có vách ngăn), hoặc lành tính (chẳng hạn như u xơ tử cung); rối loạn buồng trứng, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang và các rối loạn nang trứng khác; rối loạn hệ thống nội tiết gây mất cân bằng nội tiết tố sinh sản.

Hệ thống nội tiết bao gồm vùng dưới đồi và các tuyến yên. Ví dụ về các rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến hệ thống này bao gồm ung thư tuyến yên và suy tuyến yên.

Vô sinh có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Vô sinh nguyên phát là khi một người chưa từng mang thai và vô sinh thứ phát là khi đã có ít nhất một lần mang thai trước đó.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. Tổ chức Y Tế Thế giới - WHO: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infertility

  2. Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infertility/symptoms-causes/syc-20354317

Hỏi đáp (0 bình luận)