Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xơ cứng xương là gì? Những vấn đề cần biết về xơ cứng xương

Ngày 30/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xơ cứng xương là tình trạng xương của bạn cứng lại hoặc dày lên bất thường do sự lắng đọng canxi bất thường. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ xương nào và có thể lành tính (vô hại) hoặc ác tính (ung thư). Nhìn chung, tình trạng này phát triển chậm và các tổn thương xơ cứng có xu hướng lành tính phổ biến hơn các tổn thương ác tính. Xơ cứng xương xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm các bệnh di truyền, bệnh ác tính di căn, ung thư hạch và bệnh Paget,... Bài viết sau cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về bệnh lý hiếm gặp này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Xơ cứng xương là gì?

Bệnh xương hóa đá được phân loại dựa vào biểu hiện của sự xơ cứng hay biến đổi hình thể xương. Bệnh xương hóa đá gồm ba nhóm là: Loạn sản cranio tubular, chứng tăng sinh xương Cranio Tubular và xơ cứng xương. Cả 3 thể bệnh trên đều có liên quan đến yếu tố gia đình nhưng có các kiểu hình di truyền khác nhau.

Như vậy, xơ cứng xương là một thể của bệnh xương hóa đá với tình trạng cứng bất thường và tăng mật độ xương tăng lên nhưng ít có sự biến đổi rõ ràng về hình thể. Dù là tổn thương xơ cứng xương lành tính hay ác tính thường được phân loại theo số lượng vị trí bị tổn thương và kích thước vùng tổn thương của chúng:

  • Đơn độc: Tổn thương ở một vị trí.
  • Đa ổ: Tổn thương ở nhiều nơi.
  • Lan tỏa: Tổn thương không có ranh giới rõ ràng ở nhiều vị trí khác nhau.

Triệu chứng

Những triệu chứng của xơ cứng xương

Các triệu chứng của bạn cũng phụ thuộc vào kích thước và vị trí của tổn thương. Trong một số ít trường hợp, tổn thương xơ cứng xương không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và được chẩn đoán muộn. Nhiều người thậm chí không biết họ bị tổn thương xơ cứng xương cho đến khi họ vô tình chụp X-quang hoặc chụp hình ảnh khác như CT hay MRI để đánh giá một tình trạng khác. Một số dấu hiệu xơ cứng xương bao gồm:

  • Đau: Các cơn đau liên quan đến tổn thương xơ cứng xương thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc sau khi hoạt động nặng nhọc kèm theo triệu chứng xơ cứng hoặc sưng phần da gần vùng đau hoặc đau tăng khi chạm vào.
  • Rối loạn cảm giác: Các tổn thương ác tính trên cột sống có thể chèn ép gây áp lực lên dây thần kinh gây rối loạn cảm giác như tê bì, châm chích, nóng rát hoặc ngứa ran.
  • Nuốt nghẹn: Các tổn thương ở cổ có thể khiến bạn khó nuốt hoặc khó thở.
  • Dễ gãy xương: Các tổn thương xơ cứng lành tính hay ác tính đều có thể làm xương yếu đi khiến xương dễ bị gãy hơn.
Xơ cứng xương là gì? Những vấn đề cần biết về xơ cứng xương 1
Nhiều người không biết mình bị xơ cứng xương cho đến khi vô tình chụp X-quang và phát hiện ra

Tác động của xơ cứng xương đối với sức khỏe

Sự phát triển xương lành tính thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn ngoài khả năng gây đau và khó chịu. Đôi khi xương phát triển quá mức gây biến dạng khuôn mặt. Cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân gây ra tình trạng xơ cứng xương.

Biến chứng có thể gặp xơ cứng xương

Các khối u ác tính hình thành trên xương có thể phát triển nhanh chóng và lan sang các xương khác trong cơ thể và thậm chí cả các cơ quan khác trong cơ thể. Trong một số trường hợp ung thư không bắt nguồn từ xương mà bắt nguồn từ các vùng khác trên cơ thể, di chuyển và xâm lấn vào xương và gây ra các tổn thương như một biến chứng thứ phát. Những tổn thương này được gọi là tổn thương ung thư di căn xương. Một số thể xơ cứng xương tương đối lành tính nhưng một số thể khác tiến triển nặng và gây tử vong. Tổn thương ác tính (thường được gọi là ung thư) gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất kỳ khi nào bạn có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bất kỳ lo lắng hay thắc mắc về bệnh lý này hãy đến khám bác sĩ ngay để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xơ cứng xương là gì? Những vấn đề cần biết về xơ cứng xương 2
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn cần được hỗ trợ

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây xơ cứng xương

Nguyên nhân gây tổn thương lành tính

Nguyên nhân lành tính có thể gây ra tổn thương xơ cứng có thể kể đến bao gồm:

  • Viêm mạch máu.
  • Bệnh mạch máu collagen.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh gaucher.
  • Nghiện rượu.
  • Điều trị corticosteroid lâu dài.
  • Tắc mạch.
Xơ cứng xương là gì? Những vấn đề cần biết về xơ cứng xương 3
Một số nguyên nhân ác tính gây nên tình trạng xơ cứng xương

Nguyên nhân gây tổn thương ác tính

Rất hiếm khi tổn thương xơ cứng xương do nguyên nhân ác tính bắt đầu từ xương. Thay vào đó, tình trạng xơ cứng xương thường là kết quả của một ung thư lây lan từ các cơ quan khác đến xương. Tất cả các loại ung thư đều có thể di căn và lan đến xương. Tuy nhiên một số loại ung thư có nhiều khả năng lây lan đến xương hơn các loại khác bao gồm:

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải xơ cứng xương?

Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này dù ở bất kỳ độ tuổi hay giới tính nào bởi tình trạng xơ cứng xương liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số các nguyên nhân xơ cứng xương thường gặp là bệnh sarcoidosis. Bệnh lý này thì chủ yếu được mô tả ở nam giới người Caribe gốc Phi ở độ tuổi trung niên.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải xơ cứng xương

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển tổn thương xơ cứng ác tính bao gồm:

  • Xạ trị liều cao.
  • Một vài loại thuốc điều trị ung thư.
  • Dị tật xương di truyền.
  • Kim loại được cấy ghép để sửa chữa gãy xương.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán xơ cứng xương

Các tổn thương xơ cứng xương thay thế xương bình thường bằng các tổn thương trắng hơn hoặc đặc hơn trên Xquang. Tổn thương xơ cứng xương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau vì thế cần chẩn đoán bệnh cần dựa trên sự kết hợp các yếu tố khác như độ tuổi của người mắc, thông tin lâm sàng và hình ảnh trên phim X-quang.

Để chẩn đoán tình trạng xơ cứng xương, các bác sĩ sẽ cần khai thác bệnh sử cá nhân và gia đình của bạn để chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán loại trừ một số nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ có thể sẽ chỉ định các xét nghiệm hình ảnh để nhìn rõ các tổn thương ở xương như Xquang, CT, MRI, PET,… Trong một số trường hợp xét nghiệm máu và nước tiểu có thể giúp thu hẹp nguyên nhân gây nên tình trạng tổn thương này. Nếu bác sĩ nghi ngờ tổn thương xơ cứng xương là ung thư họ cũng có thể thực hiện sinh thiết xương.

Tình trạng xơ cứng xương thường biểu hiện rõ ràng hơn trẻ em và chẩn đoán thường dựa trên X-quang được chỉ định ngẫu nhiên vì một lý do khác. Với một vài đặc điểm nổi bật như sau:

  • Xương đỉnh sọ dày, đặc và các xoang có thể bị xóa.
  • Xơ cứng đĩa đệm dưới cột sống tạo nên hình dạng đốt sống như bóng bầu dục (dải băng ngang).
  • Xương mặt và các xoang bị thiểu sản và góc hàm dưới tù.
  • Xương đòn thường mảnh và phần bên xương đòn có thể kém phát triển.
Xơ cứng xương là gì? Những vấn đề cần biết về xơ cứng xương 4
Hình ảnh học cho phép nhìn rõ tổn thương

Phương pháp điều trị xơ cứng xương

Việc điều trị các tổn thương xơ cứng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh thuộc nhóm lành tính hay ác tính.

Điều trị các tổn thương lành tính

Tổn thương lành tính thường gặp nhất ở trẻ em và người lớn dưới 30 tuổi. Một số loại tổn thương lành tính không cần điều trị và bác sĩ có thể chỉ cần theo dõi sự tiến triển của bệnh. Trong một vài trường hợp khác, điều trị nguyên nhân cơ bản là lựa chọn thích hợp. Các phương pháp điều trị nội khoa cơ bản bao gồm:

  • Kháng sinh điều trị viêm tủy xương.
  • Thuốc để giảm đau.

Điều trị các tổn thương ác tính

Điều trị các tổn thương xơ cứng ác tính cũng phụ thuộc vào loại ung thư xương nguyên phát hay ung thư di căn xương. Đối với ung thư bắt nguồn từ xương cần kết hợp hóa trị và xạ trị, sau đó là phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.

Tổn thương xơ cứng do ung thư di căn thường cần điều trị bằng hóa trị. Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng các thuốc như bisphosphonates để làm chậm quá trình phá hủy xương. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn phẫu thuật có thể cần thiết để cố định xương dễ gãy.

Phẫu thuật

Các loại phẫu thuật có thể được chỉ định như:

  • Chỉnh nha hay phẫu thuật sọ mặt: Phẫu thuật này được sử dụng khi có bất thường vùng hàm mặt.
  • Phẫu thuật giải ép: Phẫu thuật giảm ép có thể được chỉ định làm giảm áp lực nội sọ hoặc để giải phóng một dây thần kinh mặt hoặc thần kinh thính giác, dây thần kinh vùng cột sống thắt lưng,...

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến xơ cứng xương

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.
  • Sau phẫu thuật cần chăm sóc vết thương kĩ càng để tránh nhiễm trùng.
  • Hạn chế vận động mạnh sau phẫu thuật.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo cân bằng các chất.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây, cá hồi, dầu ô liu, một số loại hạt như hạt hạnh nhân, óc chó,...
  • Tránh xa các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên rán,...

Phương pháp phòng ngừa xơ cứng xương hiệu quả

Chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh lý này một cách hiệu quả. Hãy luôn giữ cơ thể khỏe mạnh với chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao thích hợp giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh trước mọi bệnh tật nói chung.

Các câu hỏi thường gặp về xơ cứng xương

Phẫu thuật xương có nguy hiểm không?

Với bất kỳ cuộc phẫu thuật nào đều có nguy cơ xảy ra sự cố. Tuy nhiên, việc giải quyết tổn thương xơ cứng rất đơn giản. Một số rủi ro khi phẫu thuật bao gồm tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng, chảy máu và cứng khớp. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ và chăm sóc vị trí phẫu thuật sạch sẽ để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh xơ cứng xương có liên quan đến giới tính không?

Bệnh lý này không liên quan đến giới tính và độ tuổi.

Bệnh xơ cứng xương có nguy hiểm không?

Bệnh xơ cứng xương có cả dạng lành tính và ác tính. Trong đó đa phần các trường hợp xơ cứng xương là lành tính.

Bệnh xơ cứng xương có di truyền không?

Chưa ghi nhận khả năng di truyền bệnh của bệnh lý này cho thế hệ sau.

Bệnh xơ cứng xương có phải là một bệnh lý nặng nề không?

Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào số lượng xương mắc bệnh, nguyên nhân gây bệnh là lành tính hay ác tính.

Nguồn tham khảo
  1. Sclerotic Lesions Of Bone: https://rad.washington.edu/about-us/academic-sections/musculoskeletal-radiology/teaching-materials/online-musculoskeletal-radiology-book/sclerotic-lesions-of-bone/
  2. Sclerotic bone lesions caused by non-infectious and non-neoplastic diseases: A review of the imaging and clinicopathologic findings: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33040177/
  3. What to Know About Sclerotic Lesions: https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-to-know-about-sclerotic-lesions
  4. Subchondral Sclerosis: Causes, Symptoms, and Treatment: https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-subchondral-sclerosis
  5. Everything You Need to Know About Sclerotic Lesions: https://www.healthline.com/health/sclerotic-lesions

Các bệnh liên quan

  1. Viêm đa khớp

  2. Loãng xương

  3. Loạn dưỡng xương

  4. Viêm khớp mạn tính

  5. Trật khớp gối

  6. Đau lưng dưới

  7. Lõm ngực bẩm sinh

  8. Hẹp khe khớp háng

  9. Bệnh Osgood-Schlatter

  10. Teo cơ do đái tháo đường