Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Ngày 31/08/2024
Kích thước chữ

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp được xem là căn bản hô hấp mãn tính xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân bị hen suyễn có thể tử vong khi không được chữa trị kịp thời.

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp xuất hiện ở bệnh nhân thường tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh ở chỗ làm việc. Một số tác nhân cụ thể như hóa chất, khói, bụi,... lâu dần, các cơn hen có thể trở nên nặng hơn và khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Tổng quan về bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp là do sự tắc nghẽn lưu lượng thở bị thay đổi hoặc tăng tính đáp ứng phế quản hay viêm. Nguyên nhân là do điều kiện môi trường có các tác nhân gây ra bệnh hen suyễn.

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 1
Sơ lược về căn bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Theo thống kê ước tính số lượng người mắc căn bệnh hen phế quản nghề nghiệp có thể lên đến khoảng 25% trong tổng số bệnh nhân bị hen suyễn. Theo đó, các bệnh nhân mắc bệnh này chiếm khoảng 5% đối với người tiếp xúc với tác nhân có trọng lượng phân tử cao. Còn 5 đến 10% bệnh nhân còn lại sẽ mắc hen phế quản nghề nghiệp khi tiếp xúc với tác nhân trọng lượng phân tử thấp.

Triệu chứng thường gặp của bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Mỗi bệnh nhân sẽ có chắc triệu chứng bệnh hen suyễn khác nhau. Điển hình nhất của bệnh viêm phế quản nghề nghiệp chính là xuất hiện các cơn hen với triệu chứng cơ bản như khó thở, thở có tiếng,... Các dấu hiệu này xảy ra chủ yếu vào ban đêm hoặc vào thời điểm thay đổi thời tiết.

Bên cạnh đó người mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp có thể gặp phải một số triệu chứng để báo hiệu như sổ mũi, ho khan, thở nặng, hắt hơi, tức lồng ngực, thở há miệng,... Sau đó, bạn sẽ cảm thấy cơn khó thở giảm dần với ho khạc đờm đặc dính trong miệng.

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 2
Một số triệu chứng cơ bản của người bị hen phế quản nghề nghiệp

Tổng hợp các triệu chứng cơ bản khi bị bệnh hen phế quản nghề nghiệp như sau:

  • Ho dai dẳng với tần suất ho nhiều về đêm;
  • Khó thở;
  • Đau tức ngực, hơi thở nặng nề;
  • Thở ra khò khè;
  • Khó thở làm mất ngủ;
  • Các cơn ho xuất hiện nhiều do vi rút đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm,...

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản nghề nghiệp là gì?

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp có nhiều nguyên nhân khởi phát gây ra. Chủ yếu nhất chính là khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên.

Một vài tác nhân gây bệnh hen phế quản nghề nghiệp phổ biến là:

  • Khói từ thuốc lá: Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với những người mắc bệnh hen suyễn. Việc hít phải khói thuốc lá có thể làm cho bệnh nhân xuất hiện cơn suyễn.
  • Mạt bụi: Đây chính là các con bọ nhỏ li ti xuất hiện hầu hết trong nhà. Để tránh tình trạng xuất hiện cơn hen, bạn cần phải vệ sinh vỏ ga gối sạch sẽ khi ngủ. Người mắc hen suyễn không nên sử dụng gối nhồi bông lông ngỗng hoặc các loại thú nhồi bông ở trên giường.
  • Ô nhiễm không khí: Loại ô nhiễm này có thể được hình thành từ khói xe cộ, nhà máy hoặc các nguồn khác gây ra cơn hen suyễn. Người bệnh cần chú ý hơn đến chỉ số dự báo chất lượng không khí để có thể điều chỉnh hoạt động cá nhân.
  • Lông thú nuôi: Đây cũng là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở người có nuôi thú cưng. Để phòng tránh bệnh này, bạn nên hút bụi thường xuyên và giữ cho sàn nhà sạch sẽ nhất.
  • Nấm mốc: Người bệnh hít phải nấm mốc sẽ gây ra cơn hen suyễn. Các loại nấm mốc này sẽ phát triển chủ yếu trong môi trường có độ ẩm cao. Chính vì vậy, để giữ độ ẩm thấp, bạn có thể dùng điều hòa không khí hoặc máy giảm độ ẩm.
  • Khói do đốt gỗ hoặc cỏ: Khói đốt của nhiều vật khác nhau đã tạo thành hỗn hợp không khí với các mảnh than nhỏ độc hại. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen suyễn.
  • Dị ứng với gián: Loài gián cũng được xem là tác nhân gây bệnh phổ biến. Để loại bỏ loài vật này trong nhà, bạn hãy vứt các loại thực phẩm không sử dụng và giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ.

Một số yếu tố gây tăng hen phế quản nghề nghiệp

Nguy cơ mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp là do cường độ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh cao. Dưới đây sẽ là một vài yếu tố có thể làm tăng tần suất xuất hiện các cơn hen ở bệnh nhân.

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 3
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị hen phế quản nghề nghiệp

Những yếu tố cơ bản đó là:

  • Những người bị hen phế quản hoặc dị ứng.
  • Người có tiền sử bị dị ứng hoặc do vấn đề di truyền. Điều này có thể do bố mẹ truyền lại cho con cái.
  • Thường xuyên làm việc ở nơi có các tác nhân gây ra hen phế quản.
  • Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản nghề nghiệp khi tiếp xúc cùng với một số chất kích thích khác.

Tham khảo phương pháp điều trị hen phế quản nghề nghiệp

Để có thể điều trị hiệu quả căn bệnh này, trước hết, bệnh nhân cần phải được giảm mẫn cảm. Cách điều trị này tuy vẫn còn hạn chế nhưng có thể đem đến tác dụng hiệu quả đối với người thường xuyên tiếp xúc trong môi trường có chứa các dị nguyên gây ra bệnh.

Bệnh hen phế quản nghề nghiệp: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 4
Hen phế quản nghề nghiệp có thể dùng thuốc để điều trị

Một số bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Trong đó, thuốc giãn phế quản với cơn hen cấp sẽ được kê đơn chủ yếu. Những người bị bệnh nặng hơn có thể sử dụng thuốc giảm ho, thuốc long đờm, corticosteroid hay vitamin để tăng cường sức khỏe.

Hen phế quản nghề nghiệp cần được phòng ngừa từ ban đầu để hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra nguy hiểm đối với người bệnh. Một số phương pháp phòng tránh hiệu quả như sau:

  • Tiến hành lắp đặt hệ thống hút bụi, thông gió hoặc hơi khí độc hại ở nơi làm việc.
  • Người lao động cần phải biết rõ về nguyên nhân gây ra cơn hen để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Nơi làm việc nên hạn chế các đối tượng có bị cơ địa dị ứng mẫn cảm, người có tiền sử gia đình bị hen suyễn, người viêm da mãn tính,...
  • Bệnh hen phế quản cần được phát hiện sớm bằng phương pháp đo thể tích thở trước và sau khi tiến hành lao động.
  • Thực hiện tự động hóa, cơ giới hóa và lao động sản xuất trong môi trường khép kín.
  • Nơi làm việc có thể thay thế một số loại nguyên liệu có nguy cơ cao trở thành dị nguyên gây bệnh hen suyễn cho người lao động.

Các thông tin cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân của bệnh hen phế quản nghề nghiệp đã được đề cập chi tiết trong bài viết này. Mong rằng qua đó, người đọc có thể tham khảo thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh này và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.