Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cảm cúm giao mùa: Hướng dẫn dùng thuốc và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Ngày 30/05/2024
Kích thước chữ

Mùa thay đổi thời tiết luôn là thời điểm mà cảm cúm giao mùa trở nên phổ biến và dễ lây lan. Đây là một vấn đề sức khỏe quan trọng mà mọi người nên chú ý và chủ động phòng ngừa. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về cảm cúm giao mùa và những biện pháp đơn giản để ngăn ngừa bệnh tình này.

Ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần trải qua những cảm giác khó chịu do cảm cúm giao mùa mang lại: Hắt hơi liên tục, sổ mũi, đau đầu, ho khan, mệt mỏi,... Căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về các biện pháp phòng ngừa cảm cúm giao mùa qua bài viết dưới đây nhé!

Các nhóm đối tượng dễ mắc cảm cúm giao mùa

Khi mắc phải bệnh cảm cúm giao mùa, người bệnh có thể trải qua một số biểu hiện như sốt, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi và đau đầu. Thông thường, tình trạng cảm cúm kéo dài khoảng một tuần. Bệnh cảm cúm giao mùa có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng có những đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, do đó sức đề kháng của trẻ còn yếu và dễ dàng mắc bệnh trong thời điểm giao mùa. Ngoài ra, nếu bị bệnh, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ tiến triển nặng hơn và nguy cơ biến chứng cao hơn so với người lớn.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường mắc phải nhiều bệnh lý mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp và các bệnh lý về gan thận. Do những căn bệnh này làm suy yếu hệ miễn dịch của người cao tuổi, họ dễ dàng mắc bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Sự biến đổi của thời tiết có thể làm nghiêm trọng hóa các bệnh lý của người lớn tuổi.
  • Phụ nữ mang thai: Nhóm đối tượng phụ nữ mang thai luôn cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ nên cố gắng tránh mắc bệnh, vì nếu bị bệnh có nguy cơ dẫn đến dị tật cho thai nhi. Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai không may mắc bệnh, cần hạn chế sử dụng thuốc vì thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy, đây là nhóm đối tượng đặc biệt cần được phòng ngừa bệnh cảm cúm giao mùa.
  • Nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch: Do mắc phải một số bệnh lý, nhóm đối tượng này dễ dàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi gặp phải thời tiết giao mùa.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị cảm cúm giao mùa 1
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm giao mùa

Hướng dẫn sử dụng thuốc cảm cúm an toàn

Bệnh cảm cúm giao mùa thường do virus gây ra, do đó thường tự khỏi. Vì vậy, các loại thuốc bạn sử dụng không loại trừ nguyên nhân gây bệnh mà chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng. Ngoài ra, nếu không sử dụng đúng cách, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.

Dưới đây là các nhóm thuốc phổ biến thường được sử dụng để điều trị cảm cúm:

  • Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau có chứa paracetamol: Những loại thuốc này có hiệu quả điều trị khá tốt, nhưng có thể gây hại cho gan và gây buồn nôn, đau bụng nếu sử dụng sai liều. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định và không nên lạm dụng thuốc. Ngoài ra, khi đã dùng thuốc, cần hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Thuốc giảm ho: Hiện nay, có hai loại thuốc giảm ho thường được sử dụng là codein và dextromethorphan. Các thuốc này giúp làm sạch đường hô hấp bằng cách kích thích tống đờm và tiết dịch ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi bệnh nhân ho nhiều đến mức gây mệt mỏi cơ thể. Việc lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là suy hô hấp. Loại thuốc này cũng không nên sử dụng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú.
  • Thuốc chống sổ mũi, ngạt mũi: Các loại thuốc này thường có dạng nhỏ giọt hoặc xịt. Sử dụng quá liều có thể gây co mạch toàn thân, choáng váng, vàng da, tăng huyết áp và chảy nhiều mồ hôi. Người bệnh cần cẩn trọng và ngừng sử dụng ngay khi có biểu hiện phản ứng phụ.
  • Thuốc chống dị ứng: Loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và ho do dị ứng. Tuy nhiên, không nên sử dụng đối với những người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, glaucoma góc đóng, hẹp môn vị,... cũng như trẻ nhỏ.

Khi mắc bệnh cảm cúm do virus, không nên sử dụng kháng sinh mà chỉ nên sử dụng khi có biến chứng nhiễm khuẩn. Ngoài việc sử dụng thuốc, còn có thể áp dụng một số biện pháp khác như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị cảm cúm giao mùa 2
Hạn chế sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị cảm cúm giao mùa

Biện pháp phòng ngừa cúm giao mùa

Bệnh cảm cúm giao mùa thường có những triệu chứng không quá nghiêm trọng và thường tự khỏi sau vài ngày, do đó người bệnh thường có xu hướng không quan tâm nhiều đến bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên rằng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh cảm cúm khi thời tiết giao mùa để bảo vệ sức khỏe của bạn một cách tối đa:

  • Đảm bảo tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ.
  • Giữ cơ thể ấm.
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho cơ thể bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng. Đặc biệt nên bổ sung vitamin C và tỏi trong chế độ ăn uống để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Uống đủ nước, nên ưu tiên uống nước ấm, giúp tăng cường trao đổi chất và cải thiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, từ đó phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.
  • Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Sử dụng nước muối để súc miệng, giúp phòng ngừa viêm họng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đeo khẩu trang khi có dịch bệnh để tránh tụ tập nơi đông người.

Đây là những biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giữ gìn sức khỏe và phòng ngừa bệnh cảm cúm trong mùa giao mùa.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị cảm cúm giao mùa 3
Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống để tăng cường hệ miễn dịch

Trên đây là những biện pháp phòng ngừa cảm cúm giao mùa đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong mùa thay đổi thời tiết. Việc thực hiện các biện pháp này không chỉ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mà còn là cách để duy trì sức khỏe tốt và hạn chế sự lây lan của bệnh ra cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin