Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Chụp CT thận ứ nước là gì? Khi nào cần thực hiện?

Ngày 29/01/2024
Kích thước chữ

Phương pháp chụp CT thận ứ nước giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thận. Vậy khi nào người bệnh cần chụp CT thận ứ nước?

Thận là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Nó góp phần to lớn vào quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến cơ quan này, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp CT thận ứ nước. Phương pháp này là gì? Khi nào cần thực hiện? Quy trình thực hiện được diễn ra như thế nào?

Chụp CT thận ứ nước là gì?

Chụp CT thận ứ nước là kỹ thuật chẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh. Bằng cách chụp lại tình trạng của hai quả thận, đài thận, cuống thận và xương thận, các bác sĩ có thể phát hiện kịp thời dấu hiệu hệ thống thoát nước bị giãn nở bất thường. Nguyên nhân là do chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, nước tiểu đọng lại bên trong thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

Hầu hết các căn bệnh cần được chẩn đoán bằng phương pháp chụp CT thận ứ nước phổ biến nhất là: Sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,... Ngoài ra, chụp CT thận cũng có thể báo hiệu nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Xơ hóa sau phúc mạc, các khối u ác tính phát triển ở vùng chậu,...

Chụp CT thận ứ nước: Là gì? Khi nào cần thực hiện? 1
Chụp CT thận ứ nước giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý về thận 

Hình ảnh thận ứ nước thông qua chụp CT

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính cho độ nhạy khoảng 84.8%, độ đặc hiệu ở mức 70.8%. Nếu tình trạng thận bị ứ nước bắt nguồn từ sự tắc nghẽn đường tiết niệu, hình ảnh chụp CT sẽ xuất hiện các đặc điểm sau:

  • Giãn niệu quản đoạn gần;
  • Đài thận bị mòn và tắc nghẽn;
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu;
  • Bên trong thận chứa sỏi vôi hoá hoặc không vôi hoá;
  • Sỏi mắc kẹt quanh thận và niệu quản;
  • Rò rỉ thuốc cản quang từ chấn thương niệu quản vùng chậu trái,...

Ngoài ra, nếu thận ứ nước nhưng không tắc nghẽn có thể là biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị thận ứ nước do mang thai, bẩm sinh hoặc nhiễm trùng thận,...

Khi nào cần chụp CT thận ứ nước?

Thông thường, chụp CT thận ứ nước được sử dụng để chẩn đoán bệnh sỏi thận. Do đó, người bệnh cần thực hiện phương pháp này trong các trường hợp sau:

  • Thông qua kết quả siêu âm ban đầu cho thấy bệnh nhân bị đau sườn cấp tính.
  • Tiểu rắt, bí tiểu, nước tiểu chứa dịch và máu, tiểu đêm nhiều lần,...
  • Người bệnh kiểm tra tình trạng chấn thương vùng thận.
  • Đánh giá về tình trạng, kích thước và số lượng sỏi trước khi áp dụng các phương pháp loại bỏ sỏi thận.
  • Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung tiến triển và giảm mức lọc cầu thận xuống dưới 15.
  • Người có tiền sử đau nhức hai mạn sườn kéo dài, sốt, tăng bạch cầu,...
  • Người bị cổ trướng sau khi phẫu thuật vùng bụng.
  • Nghi ngờ mắc các bệnh: Sỏi thận, sỏi niệu quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận, viêm thận, viêm bàng quang,...
Chụp CT thận ứ nước: Là gì? Khi nào cần thực hiện? 2
Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định chụp CT thận 

Đối tượng chống chỉ định chụp CT thận ứ nước

Phương pháp CT thận ứ nước được đánh giá là an toàn đối với sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, nếu thuộc vào một trong số các nhóm đối tượng sau, bạn cần hết sức lưu ý trước khi chụp CT thận ứ nước:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người bị dị ứng với các chất trong thuốc cản quang.
  • Đang sử dụng thuốc điều trị và thuốc cản quang gây dị ứng với thuốc cản quang, hoặc làm sai lệch kết quả chụp CT.
  • Người bệnh bị ngất, hôn mê, tụt huyết áp,... hoặc trong tình trạng nguy kịch.
  • Người bệnh bị suy thận giai đoạn nặng và không thể dùng thuốc đối quang iod.
  • Người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, phổi, hen suyễn,...

Quy trình chụp CT thận ứ nước

Quy trình chụp CT thận ứ nước được tiến hành qua 3 giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện và sau khi chụp cắt lớp. Cụ thể:

Chuẩn bị chụp CT

Trước khi tiến hành, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng. Bệnh nhân đang mang thai cần thông báo kỹ càng với bác sĩ.

Về trang phục, người bệnh được yêu cầu thay áo choàng chuyên dụng. Đồng thời, tháo bỏ toàn bộ trang sức và vật dụng kim loại ra khỏi cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh trước khi chụp CT thận ứ nước không cần kiêng bất cứ loại thức ăn gì. Tuy nhiên, bạn cần nhịn ăn trong khoảng 3 giờ trước khi chụp. Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, đặc biệt là bệnh tiểu đường, bạn cũng cần báo cáo với bác sĩ.

Chụp CT thận ứ nước: Là gì? Khi nào cần thực hiện? 3
Người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết trước khi chụp CT thận ứ nước 

Trong khi chụp CT

Quá trình chụp CT thận ứ nước đòi hỏi bác sĩ và nhân viên y tế lên kế hoạch và tuân thủ một cách nghiêm túc. Các bước chụp CT cơ bản có thể kể đến là:

  • Bước 1: Người bệnh được tiêm thuốc cản quang bằng cách truyền tĩnh mạch ở bàn tay hoặc cánh tay. Nếu gặp phải các tác dụng phụ, bao gồm: Tăng thân nhiệt, buồn nôn, có vị mặn hoặc vị kim loại trong miệng, đau đầu, nôn và buồn nôn, khó thở, tê tay, đổ mồ hôi, tim đập nhanh,... bạn cần thông báo ngay với các nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.
  • Bước 2: Bệnh nhân nằm lên bàn quét trượt, có trang bị gối và dây đai.
  • Bước 3: Kỹ thuật viên di chuyển sang phòng điều khiển máy quét nhưng vẫn có thể theo dõi và liên lạc với bệnh nhân qua cửa kính cũng như loa máy quét.
  • Bước 4: Bệnh nhân được yêu cầu nín thở trong thời gian ngắn.
  • Bước 5: Tia X lướt qua cơ thể người bệnh và truyền hình ảnh đến máy tính.
  • Bước 6: Sau khi hoàn thành, kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân rời khỏi máy quét.

Sau khi chụp CT

Người bệnh tiếp tục di chuyển vào phòng chờ để theo dõi các tác dụng phụ sau khi chụp CT cắt lớp. Tình trạng ngứa, sưng, phát ban hoặc khó thở,... có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh bị nhiễm trùng. Nếu sức khoẻ ở mức ổn định, bệnh nhân có thể ra về ngay và tiếp tục chế độ ăn uống, cũng như sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường.

Chi phí chụp CT thận ứ nước

Mức giá chụp CT thận ứ nước thường có sự chênh lệch nhất định ở các cơ sở y tế khác nhau. Ở hầu hết các bệnh viện, giá chụp CT thận sẽ dao động trong khoảng 700.000 – 1.500.000 đồng. Bên cạnh đó, sự khác biệt về mức giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Việc sử dụng thuốc tương phản, thế hệ máy, số lát cắt CT, chất lượng dịch vụ của bệnh viện, cơ sở vật chất, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ,...

Chụp CT thận ứ nước: Là gì? Khi nào cần thực hiện? 4
Chi phí chụp CT sẽ dao động trong khoảng 700.000 - 1.500.000 đồng 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến kỹ thuật chụp CT thận ứ nước. Nếu phát hiện bản thân gặp phải các dấu hiệu liên quan đến bệnh lý về thận, bạn cần thăm khám kịp thời để được chẩn đoán và chữa trị theo phương pháp phù hợp nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin