Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau lưng buồn nôn là dấu hiệu bệnh gì? Có cách khắc phục và phòng ngừa không?

Ngày 28/08/2023
Kích thước chữ

Đau lưng buồn nôn là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề hoặc cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm cần điều trị ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết triệu chứng đau lưng buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh gì để phòng ngừa và điều trị chính xác.

Nếu bạn bị đau lưng buồn nôn và lo lắng không biết đây là triệu chứng của bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Đau lưng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng đau lưng buồn nôn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây khó chịu, chán ăn. Bệnh kéo dài là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như:

Bệnh xương khớp

Các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, loãng xương,… gây tổn thương các cơ quan vùng lưng, thậm chí gây viêm kèm theo sốt, mệt mỏi, buồn nôn. Ngoài ra, do làm việc và nghỉ ngơi không khoa học, làm việc quá sức nên dây chằng bị căng quá mức gây đau lưng, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn.

Đau lưng buồn nôn là dấu hiệu quả bệnh gì? Có cách khắc phục và phòng ngừa không? 1
Bệnh xương khớp gây tổn thương các cơ quan vùng lưng

Bệnh sỏi thận

Trong quá trình chuyển hóa ở thận, các khoáng chất có trong thận không được lọc, gây ra sự lắng đọng và kết tủa thành sỏi. Sỏi thận gây đau lưng, khó chịu quanh vùng thắt lưng kèm theo cảm giác mệt mỏi, buồn nôn và sốt.

Viêm đường tiết niệu

Đau lưng buồn nôn có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu đã tiến triển đến thận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh tiến triển âm thầm hoặc bắt đầu với nhiều triệu chứng rối loạn đường tiết niệu như tiểu nhiều lần, tiểu đau, màu nước tiểu bất thường, lẫn máu và mủ, có thể bị sốt.

Viêm tụy

Viêm tụy cũng là nguyên nhân gây đau lưng và buồn nôn. Khi bị viêm tụy cấp, cơn đau dữ dội xuất hiện đột ngột hoặc trong vài ngày thường kèm theo buồn nôn, nôn, nhịp tim và nhịp thở tăng. Viêm tụy mãn tính tái phát theo thời gian và biểu hiện bằng tình trạng mệt mỏi, chướng bụng, đầy hơi và phân có mỡ.

Viêm loét dạ dày

Dạ dày bị viêm có thể chảy máu và gây đau dữ dội, đặc biệt là sau khi ăn. Một số người bị buồn nôn và đau sau khi ăn. Hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày không gây đau lưng.

Ốm nghén

Ốm nghén khi mang thai có thể dẫn đến buồn nôn, mửa, mệt mỏi kéo dài. Đau lưng ở phụ nữ mang thai rất phổ biến khi trọng lượng của thai nhi ngày càng tăng gây áp lực lên lưng. Đau lưng khi mang thai và ốm nghén dẫn đến đau lưng buồn nôn. Nhưng đây là những dấu hiệu bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau lưng và buồn nôn trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai, đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Lúc này, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn khắc phục. Ngoài ra, buồn nôn và đau lưng khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh ứ mật. Vì vậy, bà bầu bị ngứa da, đau lưng, buồn nôn nên đến bệnh viện để thăm khám.

Bệnh về gan

Bệnh gan cũng có thể dẫn đến đau lưng và buồn nôn. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau sẽ bắt đầu ở phần trên bên phải của xương sườn và sau đó lan ra phía sau lưng. Các tình trạng như xơ gan và ung thư gan có thể dẫn đến những cơn đau dữ dội kéo dài.

Ngoài ra, các vấn đề về túi mật có thể dẫn đến đau lưng từ nhẹ đến nặng hoặc cơn đau xuất hiện đột ngột. Túi mật nằm ngay dưới gan, ở phần trên bên phải của bụng. Những người có vấn đề về túi mật có thể bị buồn nôn và đau bụng trên dữ dội lan ra sau lưng, đặc biệt là sau khi ăn.

Các vấn đề về gan và túi mật cần được điều trị y tế từ bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Đau lưng buồn nôn là dấu hiệu quả bệnh gì? Có cách khắc phục và phòng ngừa không? 2
Bệnh gan có thể dẫn đến đau lưng và buồn nôn

Bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa là tình trạng các túi nhỏ phát triển trong niêm mạc đại tràng. Bệnh túi thừa thường không có triệu chứng, nhưng nếu túi thừa bị viêm, bệnh nhân có thể cảm thấy đau bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Đau bụng lan ra sau lưng
  • Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
  • Sưng ở bụng.
  • Nếu không được điều trị, bệnh túi thừa có thể gây chảy máu và thậm chí thủng thành đại tràng.

Cách khắc phục tình trạng đau lưng buồn nôn

Việc điều trị và kiểm soát đau lưng buồn nôn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Người bệnh có thể khắc phục các triệu chứng tại nhà như sau:

Nghỉ ngơi

Nếu bị đau lưng, bạn có thể nằm trên giường nghỉ ngơi vài giờ. Tuy nhiên, không nằm quá lâu có thể dẫn đến cục máu đông ở chân, khiến cơ thể căng thẳng và tăng nguy cơ trầm cảm. Nói cách khác, khi tình trạng đau lưng đã thuyên giảm, người bệnh nên đứng dậy và đi lại để duy trì khả năng vận động.

Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng và lạnh là những biện pháp chữa đau lưng tại nhà đơn giản. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chườm lạnh trước để làm dịu chứng viêm và sưng tấy ở lưng. Sau 24 giờ chuyển sang chườm nóng. Nhiệt độ cao có thể giúp thư giãn cơ bắp, cải thiện lưu thông máu từ đó người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Uống nhiều nước

Buồn nôn có thể gây khó chịu cho dạ dày và cản trở ăn uống. Vì vậy, người bệnh nên ăn thực phẩm lỏng, mềm và uống nhiều nước để cải thiện sức khỏe tổng thể. Thực phẩm được khuyên dùng cho người bị đau lưng buồn nôn gồm:

  • Sử dụng nước hầm xương để nấu ăn.
  • Nước ép trái cây, nước chanh hoặc trà gừng.
  • Cà phê hoặc trà không bao gồm sữa, đường.
  • Nước lọc.
  • Tránh uống rượu bia, nước ngọt.

Sử dụng thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như trà bạc hà, gừng rất tốt cho những người bị buồn nôn. Trà bạc hà chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể điều trị nhiều bệnh khác nhau. Một trong những công dụng phổ biến và được nhiều người biết đến là làm giảm buồn nôn, làm dịu dạ dày.

Trà gừng được sử dụng để điều trị chứng buồn nôn. Chỉ cần vài lát gừng tươi cho vào nước đun sôi trong 10 phút, thêm chút mật ong cho dễ uống.

Sử dụng thuốc

Có một số loại thuốc không kê đơn có thể cải thiện tình trạng đau lưng buồn nôn như:

  • Ibuprofen thường được sử dụng để điều trị đau lưng cấp tính, đau thắt lưng,... Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều ibuprofen có thể gây loét dạ dày, đó là lý do tại sao những người mắc bệnh dạ dày không nên sử dụng.
  • Acetaminophen và naproxen natri là những loại thuốc không kê đơn có thể cải thiện chứng đau lưng nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để khám bệnh.
Đau lưng buồn nôn là dấu hiệu quả bệnh gì? Có cách khắc phục và phòng ngừa không? 3
Sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng đau lưng buồn nôn

Phòng ngừa tình trạng đau lưng buồn nôn

Đau lưng buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và không có cách phòng ngừa cụ thể. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa bằng các cách sau:

  • Hạn chế uống rượu bia, nước có ga.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn vừa no mỗi bữa ăn.
  • Tránh sử dụng thực phẩm sống, chưa chín.
  • Tránh căng thẳng quá mức, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.
  • Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến.
  • Tích cực vận động hàng ngày.

Đau lưng và buồn nôn có thể xảy ra cùng lúc, dẫn đến khó chịu hoặc thậm chí gây kiệt sức. Đôi khi những triệu chứng này tự biến mất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đến bệnh viện để xác định nguyên nhân cụ thể và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu cảm giác đau lưng buồn nôn kéo dài vài ngày và có các triệu chứng khác, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.

Xem thêm:

Đau thắt lưng bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau lưng về đêm do đâu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin