Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đột quỵ không nói được là gì? Nguyên nhân và cách xử lý khi gặp tình trạng này

Ngày 13/04/2024
Kích thước chữ

Đột quỵ không nói được là tình trạng phổ biến và không mấy nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Tuy nhiên đột quỵ không nói được lại tác động đến khả năng giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin sau.

Đột quỵ không nói được là bệnh lý thuộc nhóm bệnh đột quỵ nhưng không quá nguy kịch. Khi được nhận biết và xử lý kịp thời, bệnh nhân bị đột quỵ không nói được có thể tránh khỏi một số di chứng không mong muốn đối với sức khỏe nói chung và khả năng giao tiếp nói riêng.

Thế nào là đột quỵ không nói được?

Bệnh lý đột quỵ không nói được có biểu hiện phổ biến nhất là tình trạng khó nói, không nói được, rối loạn ngôn ngữ,… Bên cạnh đó, bệnh nhân bị đột quỵ không nói được còn có khả năng xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Nói vấp, nói lắp, bập bẹ;
  • Nói ngọng;
  • Tiếng nói bị méo, khi phát âm thường bị mất nguyên âm cuối;
  • Thay đổi bất thường cách chuyển giọng, nhịp điệu và âm điệu;
  • Lặp lại một câu chuyện nhiều lần;
  • Khi được yêu cầu nói một câu hoặc một cụm từ đơn giản, bệnh nhân khó nói hoặc không nói được;
  • Diễn đạt câu từ một cách khó khăn, không tìm được hoặc gặp khó khăn khi tìm các từ ngữ phù hợp khiến việc giao tiếp kém hiệu quả, người đối diện nghe không hiểu.
Đột quỵ không nói được là gì? Nguyên nhân và cách xử lý phù hợp 1
Người bị đột quỵ không nói được gặp nhiều khó khăn khi cố nói chuyện

Những biểu hiện nêu trên có thể xuất hiện trước hoặc sau khi người bệnh bị đột quỵ không nói được. Đây cũng là những dấu hiệu nhận biết bệnh thường gặp nhất, cảnh báo nguy cơ đột quỵ và biến chứng khi bị đột quỵ.

Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ không nói được

Bệnh đột quỵ không nói được hoặc rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ là tình trạng tương đối phổ biến, gây ra khi vùng não điều khiển chức năng ngôn ngữ bị tổn thương. Các vị trí não bị tổn thương thường gặp nhất gồm:

Tổn thương vùng sinh ngôn ngữ: Trong trường hợp đột quỵ này, người bệnh có thể hiểu được những gì mình muốn nói và những gì nghe được từ người khác nhưng lại không thể hoặc rất khó nói ra được. Một số trường hợp vẫn có thể nói được nhưng chỉ lặp lại những từ cơ bản.

Đột quỵ không nói được do tổn thương vùng sinh ngôn ngữ thể nhẹ, bệnh nhân có thể nói được nhưng khả năng nói rất kém, không lặp lại được câu hỏi của người đối diện hoặc của chính mình.

Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân rơi vào trường hợp đột quỵ không nói được này có thể nói lưu loát, tuy nhiên không hiểu hoặc hiểu không hết ý trong lời nói của người khác. Vì thế, các câu nói của người bệnh thường vô nghĩa, khó lặp lại hoặc trả lời được câu hỏi của đối phương.

Đột quỵ không nói được là gì? Nguyên nhân và cách xử lý phù hợp 2
Tổn thương vùng hiểu ngôn ngữ khiến bệnh nhân không hiểu điều người khác nói

Tổn thương dẫn truyền giữa vùng sinh và hiểu ngôn ngữ: Với trường hợp này, người bệnh có khả năng nói và hiểu khá tốt nhưng không lặp lại được câu nói của người khác hoặc câu nói của chính mình.

Tổn thương toàn vùng não điều khiển chức năng ngôn ngữ: Đặc trưng của bệnh nhân thuộc nhóm này là không nói được hoặc khả năng nói rất kém, khả năng hiểu và lặp lại kém.

Biểu hiện của bệnh nhân đột quỵ không nói được

Để nhận biết một người đang bị đột quỵ không nói được hoặc có nguy cơ có thể dựa trên những dấu hiệu như:

  • Liệt, méo mặt, méo miệng, lệch nhân trung, nhất là khi người bệnh cười lớn.
  • Yếu hoặc liệt tứ chi, không giơ được 2 tay qua đầu hoặc đang giơ lại buông thõng nhanh chóng sau đó.
  • Giảm hoặc mất thị lực đột ngột.
  • Cảm giác đau đầu dữ dội, cảm thấy quay cuồng, hoa mắt, chóng mặt ù tai,…
Đột quỵ không nói được là gì? Nguyên nhân và cách xử lý phù hợp 3
Một trong những biểu hiện của đột quỵ không nói được là chóng mặt, đau đầu

Đột quỵ không nói được có nguy hiểm không?

Khi tìm hiểu về tình trạng đột quỵ không nói được, nhiều người không khỏi lo lắng liệu bệnh lý này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh hay không. Hiện tượng không nói được do đột quỵ thường không mấy nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Tuy vậy tình trạng này có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi, giao tiếp hàng ngày, hạn chế các hoạt động có thể thực hiện.

Nếu tình trạng rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ kéo dài còn ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý bệnh nhân. Người bệnh có xu hướng sống khép mình hơn, cảm thấy tự ti, dễ dẫn đến trầm cảm hoặc suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe.

Đột quỵ không nói được có chữa được không? Chữa bằng cách nào?

Rối loạn ngôn ngữ vừa là dấu hiệu nhận biết đột quỵ, vừa là biến chứng phổ biến của bệnh. Với trường hợp cảnh báo dấu hiệu bệnh, nếu được phát hiện và cấp cứu đúng cách, kịp thời có thể được khắc phục tốt khi cấp cứu thành công. Tuy nhiên, nếu tình trạng không nói được là biến chứng do đột quỵ thì khả năng hồi phục khá thấp và tùy theo từng bệnh nhân khác nhau.

Hiện nay, các bệnh nhân đột quỵ không nói được được điều trị bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy theo nguyên nhân và thực tế bệnh lý. Những cách chữa đột quỵ không nói được được sử dụng nhiều nhất là:

  • Tập nói những câu ngắn và đơn giản như uống nước, ăn cơm, đi tiểu, đói bụng, đau đầu, đau lưng, đau bụng,… hoặc những đồ vật thường ngày như bàn, ghế, tủ,…
  • Tích cực tập luyện những câu nói nhờ người khác hỗ trợ các nhu cầu cơ bản hàng ngày như ăn uống, đi vệ sinh,…
  • Chơi các trò chơi kích thích khả năng ngôn ngữ như nối từ, mô tả đồ vật,…
  • Thường xuyên nói chuyện, động viên người bệnh, tương tác tích cực với bệnh nhân.
  • Cho người bệnh xem các hình ảnh về chủ đề, đồ vật quen thuộc và yêu cầu bệnh nhân mô tả lại bằng cách trả lời các câu hỏi ngắn, đơn giản. Tập luyện nhiều lần đến khi bệnh nhân có thể mô tả được một cách liền mạch, lưu loát hơn.
Đột quỵ không nói được là gì? Nguyên nhân và cách xử lý phù hợp 4
Người bệnh cần tập luyện và thăm khám thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi tập luyện khả năng giao tiếp cho bệnh nhân bị đột quỵ không nói được, người nhà cần lưu ý những điều sau:

  • Nên tăng dần mức độ tập nói các câu dễ đến khó.
  • Tốt hơn hết nên tạo môi trường vui vẻ, thoải mái, luôn động viên, cổ vũ để người bệnh tập nói được nhiều nhất có thể.
  • Luyện tập liên tục vào nhiều thời điểm trong ngày giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, tránh mệt mỏi.
  • Có thể thay đổi cách tập, địa điểm, hình thức tập luyện để khơi gợi hứng thú của người bệnh.

Đột quỵ không nói được tuy không mấy nguy kịch đến tính mạng nhưng người bệnh cần nhận biết sớm, tránh chủ quan dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Trong quá trình điều trị đột quỵ không nói được, người nhà và bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn, lưu ý từ bác sĩ nhằm hỗ trợ hiệu quả chữa trị được tốt nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin