Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ánh Vũ
Mặc định
Lớn hơn
Tỏi là một thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày nhưng liệu người bị gan nhiễm mỡ ăn tỏi được không? Cùng tìm hiểu lợi ích và lưu ý khi dùng tỏi cho người bị gan nhiễm mỡ trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình Việt, tỏi còn được xem là dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như viêm khớp, cảm cúm… Trước khi giải đáp thắc mắc gan nhiễm mỡ ăn tỏi được không, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sơ qua về tác dụng của tỏi trước bạn nhé.
Tỏi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa protein, carbohydrates, allicin và nhiều hoạt chất có lợi. Việc bổ sung tỏi thường xuyên có thể giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý:
Gan nhiễm mỡ ăn tỏi được không? Với câu hỏi gan nhiễm mỡ ăn tỏi được không, các chuyên gia cho biết, người bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể ăn được tỏi.
Như đã trình bày phía trên, tỏi là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa selen và arginine – một loại axit amin giúp thư giãn mạch máu và chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra, chất sulfur trong tỏi có khả năng kích thích men gan, hỗ trợ thải độc và cải thiện chức năng gan.
Theo các chuyên gia, những người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có thể bổ sung khoảng 800 mg bột tỏi mỗi ngày để giúp giảm mỡ gan, hạ men gan, cải thiện mỡ máu và đường huyết.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Science (Viện Khoa học Ấn Độ) cũng cho thấy rằng các loại gia vị như gừng, nghệ và tỏi có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về gan.
Như các bạn đã biết, tỏi mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh bị gan nhiễm mỡ song để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng tỏi đúng cách. Dưới đây là một số phương pháp giúp tận dụng tối đa công dụng của tỏi trong việc hỗ trợ gan khỏe mạnh, bạn đọc có thể tham khảo:
Ăn tỏi sống trực tiếp là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để hấp thụ hoạt chất có lợi. Tuy nhiên, do có mùi nồng, nhiều người cảm thấy khó ăn.
Cách sử dụng:
Chanh và gừng có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, kháng viêm đồng thời giúp cải thiện chức năng gan. Khi kết hợp với tỏi, hỗn hợp này có thể hỗ trợ giảm mỡ gan hiệu quả.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Giấm táo chứa vitamin C và axit hữu cơ, giúp giảm cholesterol xấu, chống oxy hóa và giảm mỡ gan. Việc kết hợp giấm táo với tỏi giúp mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho lá gan.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Đậu trắng giàu chất xơ, kali, vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm mỡ tích tụ trong gan. Tỏi kết hợp với đậu trắng là một sự kết hợp tuyệt vời dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ.
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Tỏi đen là thực phẩm rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ và men gan cao. Đây là loại tỏi được lên men từ tỏi trắng trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, giúp giảm mùi hăng, có vị nhẹ và dẻo hơn.
Tỏi đen chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin C và các khoáng chất quan trọng như canxi, kẽm, photpho. Đặc biệt, hợp chất S-allylcysteine (SAC) giúp cơ thể hấp thụ allicin tốt hơn từ đó giảm lượng chất béo trong máu và hỗ trợ cải thiện gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Cách làm tỏi đen tại nhà:
Cách dùng: Ăn 3 – 4 củ tỏi đen mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện gan nhiễm mỡ.
Nếu không thể ăn tỏi sống, bạn có thể thêm tỏi vào món ăn theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách sử dụng tỏi trong chế biến món ăn, bạn đọc có thể tham khảo:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề gan nhiễm mỡ ăn tỏi được không mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua những chia sẻ hôm nay, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc này đồng thời nắm được cách ăn tỏi cho người bệnh gan nhiễm mỡ. Để tiếp tục cập nhật thêm nhiều kiến thức sức khỏe bổ ích, hãy truy cập kênh sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu mỗi ngày bạn nhé.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.