Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh lý đường hô hấp xảy ra quanh năm, với tần suất mắc bệnh khác nhau giữa mỗi cá thể và tùy vào thời điểm trong năm. Một số đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh nền… có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng. Việc hiểu rõ các bệnh hô hấp cũng như khi nào bạn cần đi khám tại khoa Hô hấp sẽ giúp mỗi người chủ động phòng ngừa, theo dõi và điều trị bệnh sớm.
Thời tiết thay đổi thất thường cùng với những yếu tố như ô nhiễm môi trường, bụi bẩn… đã khiến cho tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp ngày một gia tăng. Nhiều người thường chủ quan, cho rằng đây chỉ là những bệnh vặt, không cần thăm khám mà bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên thực tế, các bệnh lý đường hô hấp khá nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Khi nào bạn cần đi khám tại khoa Hô hấp là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Chuyên khoa Hô hấp thường thực hiện các chức năng như chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của cơ thể. Các bệnh liên quan đến đường hô hấp có thể kể đến như: Hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi, ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
Tùy vào tình trạng, triệu chứng thực thể và tiền sử bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định cận lâm sàng khác nhau để hỗ trợ quá trình chẩn đoán cũng như điều trị bệnh chính xác nhất. Một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng hô hấp thường được chỉ định như xét nghiệm máu, nội soi khí phế quản, chọc hút dịch màng phổi, chụp X-quang phổi, hô hấp ký, đo oxy xung, đo gắng sức tim mạch - hô hấp…
Một số yếu tố như ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí hậu, hút thuốc lá, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp… khiến cho tỷ lệ người mắc các bệnh lý về đường hô hấp ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. Các bệnh đường hô hấp, đặc biệt bệnh đường hô hấp dưới nếu không kịp thời phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến sức khoẻ như suy hô hấp, hay thậm chí là tử vong.
Bạn cần đi khám hô hấp khi xuất hiện các triệu chứng như:
Dưới đây là một số bệnh đường hô hấp thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi:
Đây là bệnh hô hấp cấp tính do nhiễm virus với một số biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, sổ mũi, đau họng, ho thường nặng và kéo dài. Ngoài ra, người bệnh có thể đi kèm một số triệu chứng đường tiêu hoá như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
Thông thường, bệnh sẽ diễn tiến nhẹ và có thể tự hồi phục sau 2 - 7 ngày. Tuy nhiên nếu người mắc bệnh bị suy giảm miễn dịch thì thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn. Bệnh lý này có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, giọt bắn, dịch tiết của người bệnh…
Bệnh lý nhiễm trùng màng niêm mạc lót trong lòng các xoang, gây ra tình trạng mưng mủ và dịch viêm bị ứ đọng trong xoang. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức vùng xoang, sốt, chảy dịch mũi, nghẹt mũi một hoặc cả hai bên, mất mùi…
Viêm phế quản bao gồm hai tình trạng cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản cấp tính xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương và nguyên nhân gây bệnh thường là do virus. Còn đối với viêm phế quản mạn tính, ống phế quản sẽ bị kích thích liên tục, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, ho thành từng tiếng, sốt, đờm có màu trắng, vàng hoặc xanh và tiết ra liên tục.
Bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tháng. Thời điểm dễ mắc bệnh nhất đó là vào mùa đông. Một số triệu chứng của bệnh như ho, ho có đờm, sốt nhẹ hoặc liên tục từng cơn, sổ mũi, nghẹt mũi, đờm tiết, khó thở, thở nhanh, khò khè, trẻ biếng ăn, quấy khóc…
Viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm. Tình trạng viêm có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hoặc viêm tại vài vùng khác nhau. Tình trạng viêm phổi sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu viêm toàn bộ phổi.
Người bệnh sẽ cảm thấy tức ngực, khó thở, mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao không giảm, cơ thể suy nhược, có thể xuất hiện tình trạng tiêu chảy, nôn mửa mất kiểm soát… Bệnh lý này vô cùng quan trọng, cần được chú ý để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về bệnh đường hô hấp, cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi khi nào bạn cần đi khám tại khoa Hô hấp. Hy vọng những kiến thức này bổ ích và hỗ trợ bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và những người thân xung quanh trước các bệnh lý về đường hô hấp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.