Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm gần đây, số ca mắc và tử vong do ung thư tại nước ta đã tăng lên đáng kể. Một trong các biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống căn bệnh này là xây dựng thói quen quan tâm tới những thay đổi của cơ thể, khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời ngăn chặn các mầm mống bệnh. Dưới đây là những thói quen phòng tránh ung thư đơn giản mà hiệu quả bạn nên biết.
Nhắc đến ung thư, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một căn bệnh nan y rất khó chữa khỏi. Tuy nhiên, ung thư thực sự là một loại bệnh có thể phòng ngừa được, nếu không phải do các yếu tố không thể kiểm soát như: Di truyền hay miễn dịch gây nên. Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhờ những thói quen phòng tránh ung thư đơn giản dưới đây.
Trước khi tìm hiểu các thói quen phòng tránh ung thư, bạn cần nắm một số thông tin về bệnh lý nguy hiểm này. Ung thư là một căn bệnh xảy ra khi các tế bào bất thường xuất hiện và sinh trưởng mất kiểm soát, hình thành nên các khối u. Các tế bào ung thư này dần dần phá hủy và xâm lấn các mô lành, lan dần từ các cơ quan lân cận đến khắp cơ thể.
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 100 loại ung thư và tên của mỗi loại ung thư được đặt theo bộ phận mà khối u xuất hiện ban đầu cũng như tính chất của bệnh. Ví dụ: Ung thư phát sinh từ phổi được gọi là ung thư phổi hoặc ung thư phổi nguyên phát, khi lan đến gan sẽ được gọi là ung thư gan thứ phát.
Các bệnh ung thư phổ biến hiện nay bao gồm: Ung thư gan, ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư xương… Đa số các loại ung thư thường không có biểu hiện cụ thể trong giai đoạn sớm, chỉ có thể phát hiện khi xuất hiện triệu chứng hoặc khi khám sức khỏe định kỳ.
Dấu hiệu của bệnh ung thư tùy thuộc vào vị trí và mức độ ảnh hưởng của khối u. Khi các dấu hiệu biểu hiện trên toàn thân, khả năng cao là khối u đã lan rộng trong cơ thể. Việc điều trị và loại bỏ ung thư ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, dù các chuyên gia y tế đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các phương pháp trị liệu tối ưu.
Hiểu được các nguyên nhân gây ung thư sẽ giúp bạn nâng cao ý thức thực hiện các thói quen phòng tránh ung thư hiệu quả. Theo các chuyên gia, ung thư không xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất. Tùy vào từng loại ung thư mà có những nguyên nhân cụ thể khác nhau. Một số bệnh ung thư có thể gây ra bởi một tác nhân duy nhất, trong khi nhiều loại khác lại có nguyên nhân phức tạp hơn. Có ba nhóm tác nhân chính dẫn đến ung thư là: Vật lý, hóa học và sinh học.
Nhóm tác nhân vật lý bao gồm:
Nhóm tác nhân hóa học bao gồm:
Nhóm tác nhân sinh học bao gồm:
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác bao gồm: Tuổi tác và di truyền cũng góp phần gây ra ung thư.
Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi mà còn liên quan đến ung thư đầu cổ, thực quản, gan và vú. Ngưng hút thuốc có thể giảm đến một nửa nguy cơ mắc ung thư phổi ở một người trong 10 năm sau đó.
Rượu, bia là các chất độc hại, kích thích thần kinh thuộc chất gây ung thư nhóm 1. Uống rượu bia làm tăng nguy cơ phát triển ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản và ung thư vú ở nữ giới. Hạn chế uống rượu bia và chọn đồ uống không cồn trong các bữa ăn và bữa tiệc sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Trọng lượng cơ thể vượt mức khiến chúng ta có nguy cơ mắc một số loại ung thư như: Ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Duy trì cân nặng phù hợp thông qua chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý cũng là thói quen phòng tránh ung thư bạn cần lưu ý thực hiện.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư. Tốt nhất bạn nên giảm tiêu thụ chất béo bão hòa, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn và tăng cường tiêu thụ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Vận động, tập thể dục thể thao là thói quen phòng tránh ung thư ai cũng có thể thực hiện mỗi ngày. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các loại ung thư như: Ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tử cung. Tích cực vận động mỗi ngày còn giúp bạn duy trì sức khỏe lâu dài.
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể tăng nguy cơ ung thư da. Do đó hãy duy trì thói quen bảo vệ da bằng cách đội mũ, đeo kính bảo vệ và thoa kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài.
Để phòng ngừa bệnh ung thư, hãy tránh tiếp xúc với radon - một loại khí phóng xạ tự nhiên và các chất độc công nghiệp như: Amiăng, benzen, amin thơm và polychlorinated biphenyl (PCB). Trong trường hợp bắt buộc cần thận trọng và thực hiện bảo hộ đầy đủ khi tiếp xúc.
Ngủ không đủ giấc kéo dài hoặc không có giấc ngủ phục hồi chất lượng sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này thúc đẩy tình trạng tăng cân và làm tăng hành vi bất thường của tế bào liên quan đến ung thư. Vì vậy hãy chăm sóc giấc ngủ, ngủ đủ giấc để duy trì cân nặng hợp lý, từ đó giảm nguy cơ ung thư và đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Phát hiện sớm ung thư giúp việc điều trị dễ dàng, ít tốn kém hơn và nâng cao tỷ lệ sống. Thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư là cách hiệu quả để phát hiện sớm bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc phòng chống ung thư quan trọng hơn rất nhiều so với việc chữa bệnh. Những chia sẻ về các thói quen phòng tránh ung thư đơn giản mà hiệu quả trên đây hy vọng có thể giúp bạn điều chỉnh lối sống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.