Phương pháp điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn
Ngày 21/07/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư gan là một bệnh lý nghiêm trọng, thường phát triển âm thầm. Việc điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ về phương pháp điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn, giúp người bệnh và gia đình nắm bắt được lộ trình điều trị cụ thể và tối ưu nhất.
Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm và phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Sự phát triển của bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, dẫn đến khó khăn trong việc phát hiện và điều trị kịp thời.
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư gan
Ung thư gan là một loại ung thư bắt đầu từ gan, một cơ quan lớn nằm ở phần trên bên phải của bụng. Các triệu chứng của ung thư gan có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh đã tiến triển. Một số triệu chứng thường gặp của ung thư gan bao gồm:
Ngoài các triệu chứng trên, ung thư gan còn có những biểu hiện khác như:
Gan to: Gan có thể phình to và có thể cảm nhận được khi sờ vào;
Lách to: Lách cũng có thể phình to;
Sốt: Sốt không rõ nguyên nhân.
Các yếu tố xác định giai đoạn ung thư gan
Để điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn, trước hết cần xác định người bệnh đang ở giai đoạn nào. Một số yếu tố giúp xác định giai đoạn ung thư gan như:
Phạm vi (kích thước) của khối u (T): Các tế bào ung thư đã phát triển như thế nào, có bao nhiêu khối u trong gan và chúng đã di căn đến các bộ phận gần đó như tĩnh mạch cửa gan hay chưa.
Sự di căn của tế bào đột biến đến các hạch bạch huyết gần đó (N): Yếu tố (N) thể hiện tình trạng ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết gần đó hay chưa.
Sự lây lan (di căn) đến các vị trí xa (M): Yếu tố (M) giúp đánh giá liệu tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan khác như xương, phổi hay hạch bạch huyết chưa.
Giai đoạn ung thư gan cũng có thể được xác định qua một số xét nghiệm như:
Khám thực thể;
Sinh thiết;
Xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, siêu âm hoặc MRI.
5 phương pháp điều trị ung thư gan được áp dụng hiện nay
Phẫu thuật
Điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn thường lựa chọn phẫu thuật với những bệnh nhân đang mắc giai đoạn 1 hoặc 2.
Cắt bỏ một phần gan: Phẫu thuật loại bỏ khối u và một phần mô gan xung quanh, thường áp dụng cho khối u nhỏ ở người có chức năng gan tốt. Có thể cắt hạ phân thùy, phân thùy hoặc một lá gan. Nếu có xơ gan tiến triển hoặc khối u lớn, phương pháp này không được chỉ định. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau, mệt mỏi và suy gan tạm thời.
Ghép gan: Phẫu thuật thay thế toàn bộ gan bằng gan từ người hiến tặng, áp dụng khi ung thư còn khu trú trong gan và không di căn ra ngoài. Sau ghép, bệnh nhân cần dùng thuốc ức chế miễn dịch để ngăn cơ thể đào thải mô mới. Các tác dụng phụ thường gặp gồm phù, cao huyết áp và mọc lông nhiều. Nguy cơ tiềm ẩn bao gồm nhiễm trùng, từ chối mô mới và các bệnh ung thư khác.
Điều trị tại chỗ
Điều trị tại chỗ tác động trực tiếp vào tế bào ung thư hoặc khu vực mô xung quanh khối u. Các phương pháp bao gồm:
Đốt u: Sử dụng nhiệt để đốt bỏ và tiêu diệt tế bào ung thư, bằng vi sóng hoặc sóng cao tần.
Áp lạnh: Sử dụng cực lạnh để tiêu diệt tế bào ung thư bằng cách đặt một công cụ chứa nitơ lỏng lên khối u gan, hỗ trợ bằng siêu âm để định vị chính xác.
Tiêm cồn: Cồn nguyên chất được tiêm trực tiếp vào khối u qua da hoặc trong quá trình phẫu thuật gan.
Tiêm hóa chất động mạch gan: Tiêm hóa chất trực tiếp vào động mạch gan để tiêu diệt khối u.
Bơm vi cầu phóng xạ: Đưa các hạt vi cầu gắn phóng xạ qua động mạch gan vào khối u, sử dụng bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
Xạ trị
Xạ trị nhắm vào tiêu diệt các tế bào ung thư và có thể ảnh hưởng đến các mô mềm lân cận. Tuy nhiên, các phương pháp xạ trị hiện đại giúp nhắm mục tiêu chính xác hơn, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến mô khỏe mạnh.
Các phương pháp xạ trị bao gồm:
Xạ trị định vị lập thể (SBRT): Sử dụng suất liều lớn với độ chính xác cao, tiếp cận trực tiếp khối u bằng chùm tia, hạn chế ảnh hưởng đến các cơ quan gần gan.
Xạ trị bằng hướng dẫn hình ảnh (IGRT): Sử dụng hình ảnh để quan sát khối u trong khi chiếu xạ, tăng độ chính xác và tiêu diệt tối đa tế bào ung thư.
Xạ trị proton: Sử dụng các dòng proton (các hạt mang điện tích dương) đến khối u, giảm thiểu ảnh hưởng đến mô khỏe mạnh gần đó, mang lại hiệu quả điều trị cao và ít ảnh hưởng đến cơ thể.
Hóa trị
Hóa trị ung thư gan sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, gây ra tác dụng phụ. Thuốc hóa trị có thể được dùng dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp ung thư gan tiến triển, xâm lấn mạch máu, hạch bạch huyết vùng hoặc di căn. Tuy nhiên, hiện nay ít được sử dụng do độc tính cao và có nhiều phương pháp điều trị toàn thân khác thay thế.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị ung thư gan mới nhất dành cho những trường hợp đã di căn. Chúng dựa vào hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại ung thư. Phương pháp này giúp hệ thống miễn dịch phát hiện và tấn công các tế bào ung thư bằng cách sử dụng các chất được tạo ra trong phòng thí nghiệm để tăng cường, định hướng và khôi phục khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.
Một số thuốc được sử dụng trong liệu pháp miễn dịch ung thư gan bao gồm:
Atezolizumab kết hợp với liệu pháp nhắm mục tiêu bevacizumab;
Nivolumab và Ipilimumab;
Pembrolizumab.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư gan
Chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư gan rất quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị và tăng cường sức khỏe. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:
Ăn đủ chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn là protein trong thịt, cá, trứng; các carbohydrate phức hợp trong ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì và chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ.
Ăn nhiều rau và trái cây: Chọn các loại rau củ và trái cây tươi, nhiều màu sắc để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Uống đủ nước: Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để duy trì sự hydrat hóa, có thể bao gồm nước, nước trái cây và các loại súp.
Tránh thực phẩm có hại: Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ ngọt và đồ uống có ga. Tránh rượu và các thức uống có cồn vì chúng có thể gây tổn hại thêm cho gan.
Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn để dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất: Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin và khoáng chất nếu cần thiết, đặc biệt là vitamin D, vitamin B12 và sắt.
Giảm muối: Hạn chế lượng muối tiêu thụ để giảm nguy cơ giữ nước và giảm áp lực lên gan.
Kiểm soát lượng đường: Hạn chế đường tinh luyện và các loại thực phẩm chứa nhiều đường để tránh tăng cân không mong muốn và kiểm soát đường huyết.
Ăn thức ăn giàu chất xơ: Thực phẩm như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu giúp hỗ trợ tiêu hóa và duy trì sức khỏe ruột.
Theo dõi cân nặng: Giữ cân nặng ổn định bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân đối và hợp lý.
Tư vấn chuyên gia dinh dưỡng: Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xây dựng một kế hoạch ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe và điều trị cụ thể của bạn.
Điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn là một quá trình quan trọng và cần thiết để đạt được kết quả tối ưu. Hiểu rõ các phương pháp điều trị phù không chỉ giúp nâng cao hiệu quả điều trị mà còn hỗ trợ người bệnh trong việc quản lý sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.