Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Suy thận có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị bệnh suy thận

Ngày 23/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ở Việt Nam, số người mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối và cần phải chạy thận nhân tạo là khoảng 800 nghìn người, con số này cũng đang có xu hướng tăng cao. Suy thận có nguy hiểm không luôn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đừng chủ quan nếu sức khoẻ của bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thận.

Thận là cơ quan bài tiết trong hệ tiết niệu và có một vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, suy thận được con như giai đoạn nặng nhất của các bệnh về thận. Hiện nay, có không ít người quan tâm tới vấn đề suy thận có nguy hiểm không. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng một hoặc cả hai bên thận không còn tự hoạt động tốt nữa. Suy thận xảy ra khi khả năng lọc chất thải từ máu một cách hiệu quả của thận bị mất đi. Có hai loại suy thận, một là suy thận cấp tính, hai là suy thận mãn tính. Trong đó:

  • Suy thận cấp tính: Là tình trạng mất chức năng thận trong thời gian ngắn. Nó có thể phát triển nhanh chóng trong vài giờ hoặc vài ngày. Trong hầu hết các trường hợp, chức năng thận sẽ dần phục hồi, thường khá nhanh trong khoảng thời gian vài ngày. Tuy nhiên vẫn nên chú ý vì trong một số trường hợp, suy thận cấp có thể gây tổn thương vĩnh viễn và dẫn đến suy thận mãn tính.
  • Suy thận mãn tính: Tình trạng này xảy ra khi một căn bệnh hoặc tình trạng làm suy giảm chức năng thận, khiến tổn thương thận trở nên trầm trọng hơn trong vài tháng hoặc nhiều năm. Suy thận mãn tính tiến triển có thể gây ra mức độ nguy hiểm của chất lỏng, chất điện giải và chất thải tích tụ trong cơ thể.
suy-than-co-nguy-hiem-khong-phuong-phap-dieu-tri-benh-suy-than 2
Bệnh suy thận là gì?

Suy thận có nguy hiểm không?

Suy thận rõ ràng là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Như đã nói ở trên, suy thận có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với suy thận cấp, nguy cơ gây tử vong là rất cao nếu người bệnh không phát hiện kịp thời và có thêm các bệnh lý kèm theo như tim mạch hay phổi,... Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện kịp thời và xác định được phác đồ điều trị phù hợp thì khả năng chữa khỏi là rất cao.

Đối với suy thận mãn tính, mức độ nguy hiểm của suy thận cũng có thể chia ra thành các giai đoạn. Các triệu chứng và biến chứng sẽ tăng lên qua 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Bạn có thể không có triệu chứng và không có biến chứng rõ ràng. Nhưng vẫn có một số tổn thương ở thận.
  • Giai đoạn 2: Suy thận độ 2 vẫn được coi là nhẹ, nhưng các vấn đề có thể phát hiện được như protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể ở thận có thể rõ ràng hơn. Sẽ có một số nguy cơ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn, chẳng hạn như: Bệnh tim, viêm nhiễm, rối loạn máu,...
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, thận của bạn không hoạt động tốt như bình thường. Bệnh thận giai đoạn 3 còn được chia thành giai đoạn 3A và 3B. Các triệu chứng ở giai đoạn này sẽ rõ ràng hơn. Bác sĩ có thể xem xét dùng thuốc để điều trị các tình trạng tiềm ẩn khiến tốc độ suy thận tăng lên.
  • Giai đoạn 4: Suy thận độ 4 được coi là từ trung bình đến nặng. Thận không hoạt động tốt nhưng bạn vẫn chưa bị suy thận hoàn toàn. Các triệu chứng có thể bao gồm các biến chứng như: Thiếu máu, huyết áp cao, các bệnh về xương. Bác sĩ có thể sẽ xây dựng kế hoạch điều trị để làm chậm tổn thương thận.
  • Giai đoạn 5: Ở giai đoạn 5, thận của bạn sắp suy yếu hoàn toàn. Các triệu chứng suy giảm chức năng thận sẽ thấy rõ, chẳng hạn như nôn mửa và buồn nôn, khó thở và ngứa da. Phương pháp chạy thận hoặc ghép thận có thể cần được đốc thúc trong giai đoạn này.

Trả lời cho câu hỏi suy thận có nguy hiểm không, có thể khẳng định suy thận là một căn bệnh nguy hiểm, dù là suy thận cấp hay suy thận mạn. Nó có thể phát triển đột ngột hoặc do tổn thương lâu dài, thậm chí là dẫn đến tử vong. Các triệu chứng và biến chứng tăng lên khi các giai đoạn tiến triển. Nếu bạn bị suy thận, hãy liên hệ làm việc với bác sĩ để xác định phương án điều trị tốt nhất.

suy-than-co-nguy-hiem-khong-phuong-phap-dieu-tri-benh-suy-than 3
Suy thận cấp và suy thận mạn đều vô cũng nguy hiểm

Phương pháp điều trị suy thận

Như đã trả lời ở trên về việc suy thận có nguy hiểm không, có thể thấy việc tìm ra phương pháp điều trị cho căn bệnh này là vô cùng quan trọng. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và giai đoạn suy thận của người bệnh. Những phương pháp tiêu biểu bao gồm:

Điều trị nội khoa

Đa số các trường hợp suy thận đều được kê thuốc sử dụng để kiểm soát đường máu, huyết áp, kiểm soát cholesterol nhằm ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể ảnh hưởng đến tim mạch, thần kinh, thậm chí là tính mạng người bệnh.

Lọc máu

Tùy thuộc vào loại lọc máu, bạn có thể được kết nối với một máy lớn hoặc túi đựng ống thông di động. Bên cạnh phương pháp điều trị lọc máu, người bệnh còn cần phải tuân theo chế độ ăn ít kali, ít muối.

Cấy ghép thận

Đây là phương pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp được thực hiện bằng cách lấy thận của người khỏe mạnh rồi ghép cho bệnh nhân. Thận sau khi được ghép có thể hoạt động bình thường và không cần phải lọc máu nữa. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị cấy ghép thận, người bệnh thường phải chờ đợi rất lâu để nhận được thận hiến tặng phù hợp với cơ thể.

Phẫu thuật cấy ghép thận vẫn tồn tại nguy cơ thải ghép. Ngoài ra, bạn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật để ngăn cơ thể đào thải thận mới. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

suy-than-co-nguy-hiem-khong-phuong-phap-dieu-tri-benh-suy-than-1.jpg
Phương pháp lọc máu

Thay đổi lối sống

Tùy vào các giai đoạn suy thận của bệnh nhân, ngoài sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn về việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để không khiến bệnh nặng nề hơn. Chế độ ăn của người bị suy thận cần hạn chế muối, hạn chế kali, phốt pho, kiểm soát cân nặng, đồng thời ăn nhiều rau xanh và tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Bài viết trên chia sẻ một số thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi suy thận có nguy hiểm không? Đây là căn bệnh có tính chất nguy hiểm kể cả là suy thận cấp hay suy thận mạn. Trường hợp suy thận cấp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể sẽ đe dọa đến tính mạng hoặc gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Khi phát hiện suy thận cấp, người bệnh cần được lọc máu cấp cứu nếu các chỉ số ion trong máu cao vượt ngưỡng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm